Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

1.3. Kinh nghiệm hồn thiện mơi trƣờng kinh doanh đối với doanh nghiệp

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh giáp với tỉnh Hà Tĩnh về phía bắc, tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh từ năm 1991 và có nhiều đặc điểm tƣơng đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, điều kiện tự nhiên nhƣ Hà Tĩnh. Tuy nhiên Nghệ An là tỉnh lớn hơn và phát triển hơn so với Hà Tĩnh.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc về phát triển kinh tế nhiều thành phần định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Nghệ An đã thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ƣơng, đồng thời ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế tƣ nhân nói chung, trong đó có DNNVV.

Vấn đề quan trọng hàng đầu được tỉnh Nghệ An quan tâm đó là sự ổn

định về chính trị - xã hội, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất về các cơ chế, chính sách để các nhà đầu tƣ yên tâm đầu tƣ vào địa bàn tỉnh. Về chính sách hỗ trợ thơng tin, xúc tiến thƣơng mại, các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thơng tin về chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đều đƣợc công khai hố, DN và cơng dân có thể dễ dàng tiếp cận.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, quan tâm đúng mức công tác đào tạo nguồn nhân lực:

- Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan phải tinh giản các thủ tục hành chính. Giao cho sở kế hoạch đầu tƣ là đầu mối tiếp nhận các thủ tục đăng ký kinh doanh, rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tƣ, chỉ đạo các địa phƣơng làm tốt cơng tác giải phóng mặt bằng. Đơn giản các thủ tục đăng ký kinh doanh cho DN theo đúng quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý có liên quan; phịng đăng ký kinh doanh cơng khai thủ tục, trình tự, hồ sơ, thời hạn cấp đăng ký kinh doanh cho mọi đối tƣợng có nhu cầu thành lập DN; các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sau khi đăng ký kinh doanh nhƣ cơng khai giấy tờ, thủ tục phải có khi khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn, mở tài khoản ngân hàng và thời hạn thực hiện các việc trên. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đƣợc quan tâm xây dựng. Hàng năm tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tiến hành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

Thứ ba là đối với công tác thanh tra, kiểm tra:

An về việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo kế hoạch phê duyệt hàng năm. Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân lợi dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp. Cơ quan đầu mối là đơn vị tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vƣớng mắc, kiến nghị của chủ đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án, theo dõi xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư là tổ chức tiếp xúc với doanh nghiệp:

Hàng năm tỉnh đều tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các DN và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để động viên cổ vũ các DN làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, kịp thời khen thƣởng, tuyên dƣơng các gƣơng tốt, đồng thời lắng nghe phản ánh, đề xuất của DN. Về phía DN qua các buổi tiếp xúc có cơ hội trao đổi thông tin, tạo quan hệ hợp tác và học tập kinh nghiệm của nhau. Các kiến nghị của DN đều đƣợc các cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Với chủ trƣơng và chính sách thu hút đầu tƣ đúng đắn, trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng vƣơn lên trở thành một trong những địa phƣơng có mơi trƣờng kinh doanh hấp dẫn, là bài học kinh nghiệm cho nhiều địa phƣơng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An năm 2013, DNNVV của tỉnh Nghệ An đã phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và phân bố hầu khắp 19/19 huyện, thành, thị xã. Tính đến 18/06/2013 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 10.800 doanh nghiệp đăng ký. Vốn điều lệ đăng ký bình quân là 3,34 tỷ đồng/1 doanh nghiệp (DN). Các DN Nghệ An hoạt động đa dạng về ngành nghề, chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ (56,09%); đăng ký kinh doanh và hoạt động chủ yếu ở vùng đồng bằng, đã tạo việc làm cho 156.111 lao động. Năm 2012 các DNNVV đã nạp ngân sách 5.962 tỷ đồng. Nguồn: Cổng thông tin điện tử

Nghệ An - http://nghean.gov.vn/wps/wcm/connect/web.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w