Tăng trưởng tín dụng qua các năm

Một phần của tài liệu TIỂULUẬNĐề tài tác động của chính sách kinh tế vĩ môchính phủ việt nam thực hiện trong giai đoạn2019 2020 đối với nền kinh tế trong nước (Trang 30)

 NHNN vẫn sử dụng cơng cụ điều hành chính sách hạn mức tăng trưởng tín dụng giao cho các NHTM từ đầu năm một cách mạnh mẽ.

+ Trong năm 2019, NHNN đã chủ động giao hạn mức tăng trưởng tín dụng khá thấp cho các NHTM phần lớn ở mức 13%; Một số ngân hàng còn được giao chi tiêu thấp hơn như BID, VPB và CTG.

+ NHNN cũng chủ động siết lại hạn mức cho các cơng ty tài chính tiêu dùng khi yếu tố rủi ro tăng lên khi mảng cho vay này tăng trưởng bùng nổ trong năm 2018.

+ Hạn mức tăng trưởng cho vay được cấp cho FE Credit năm nay chỉ là 10% + Vào thời điểm cuối năm,tuy tình hình diễn biến lạm phát và tỷ giá, NHNN đã cấp thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một số NHTM đạt chuẩn Basel II sớm tuy nhiên mức nới cũng không nhiều.

+ Theo NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của khối các NHTM giao động quanh mức 31%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện đang ở mức 30,61% tại các NHTMNN và 30,91% tại các NHTMCP.

=> Như vậy, áp lực lên toàn hệ thống để đảm bảo yêu cầu của thông tư là không quá lớn, tuy nhiên các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ lớn sẽ phải cơ cấu lại các khoản vay và gia tăng nguồn vốn trung dài hạn.

- Theo Tổng cục thống kê, tính đến ngày 20/12/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,1% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,3%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,5%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1% (cùng kỳ năm 2018 tăng 13,3%).

- Mặt bằng lãi suất huy động tăng lên trong 3 quý đầu năm đặc biệt là tại các kỳ hạn dài với mức tăng từ 0.7-1.2% sau đó có giảm nhẹ trở lại tại một số NHTM vào thời điểm cuối năm nhờ các động thái nới lỏng của NHNN, tuy nhiên mức giảm là không nhiều.

- lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.

- Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0- 11%/năm đối với trung và dài hạn.

Năm 2020:

Nền kinh tế bị suy thoái => NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. chỉ đạo TCTD

chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý.

- Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mơ, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm lãi suất của TCTD theo chỉ đạo của NHNN và chủ trương của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

- Chỉ đạo các TCTD tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến và tác động của dịch bệnh đối với khả năng tăng trưởng tín dụng tồn ngành để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với các TCTD nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khôi phục sản xuất; tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. - Trực tiếp làm việc với Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các TCTD để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ ngun nhóm nợ theo Thơng tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 và cho vay mới với lãi suất ưu đãi; thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các TCTD.

Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc:

- Theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN NGÀY 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018 21

Bảng 2:

- Theo văn bản số 421/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2020: quyết định mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

1. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 1,0%/năm. 2. Đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0%/năm.

3. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam: 0%/năm. 4. Đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: 0,05%/năm.

Hình 8.1. Tổng tín dụng và tiền gửi tồn hệ thống Hình 8.2. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng

Nghiệp vụ thị trường mở, cụ thể như sau:

- Đợt 1: Lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm. Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm.. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 6,0%/năm.

22 khong tai duoc inbox admin nhe

- Đợt 2: Lãi suất tái cấp vốn: 4,5%/năm. Lãi suất tái chiết khấu: 3,0%/năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 5,5%/năm. - Đợt 3: Lãi suất tái cấp vốn: 4,0%/năm. Lãi suất tái chiết khấu: 2,5%/năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 5,0%/năm.

Hình 9. lãi suất ngân hàng và biểu đồ nghiệp vụ thị trường mở

Hình 10. Biểu đồ diễn biến hoạt động thị trường mở trong 8 tháng đầu 2020

- Nhà nước huy động được 43.613 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 6.900 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 2.475 tỷ đồng.

- Năm 2020, quy mô và thanh khoản trên thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục tăng trưởng, theo đó giá trị giao dịch bình qn phiên đạt 10.270 tỷ đồng/phiên, tăng 13,73% so với năm 2019. Trong bối cảnh này, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng các 23

cơng cụ của CSTT góp phần kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể thực hiện các giải pháp sau:

o Về điều hành lãi suất , để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch

Covid-19, trong năm 2020

- NHNN đã điều chỉnh giảm ba lần đồng bộ các mức lãi suất với quy mô tương đối lớn và liên tục, tổng mức giảm khoảng 1,5 đến 2%/năm lãi suất điều hành để sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp: giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới sáu tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp (DN), người dân (hiện nay chỉ cịn 4,5%/năm)

o Ðối với cơng tác tín dụng , NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt tăng trưởng tín dụng, bảo

đảm cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế; chủ động triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho DN và người dân tiếp cận vốn.

- Những tháng đầu năm, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng bị chững lại, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh của khách hàng giảm.

Hình 11. Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước

- Mặc dù TCTD triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng nhưng tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp. Ðể khuyến khích TCTD mở rộng tăng trưởng tín dụng hiệu quả, NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng mức tăng trưởng tín dụng của nhiều TCTD có khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh vào các lĩnh vực phục vụ tăng trưởng kinh tế;

- Ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với TCTD tham gia hỗ trợ xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, TCTD có tỷ lệ nợ xấu thấp, TCTD tích cực giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng,… Nhờ vậy, tín dụng từng bước được cải thiện và hết năm 2020, dư nợ tín dụng tồn hệ thống tăng khoảng 11% so với cuối năm 2019.

24 khong tai duoc inbox admin nhe

Chương 3: TÁC ĐƠNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TÊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

3.1. Thành Tựu:

 Năm 2019:

Việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đạt được kết quả bước đầu quan trọng:

- Trong năm 2019, cơ quan điều hành đã chủ động sử dụng một loạt các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều hành, hạ lãi suất thơng qua kênh tín phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song song việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá trung tâm phù hợp diễn biến thị trường. VND tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế toàn thế giới. Cặp tỷ giá USD/VND gần như duy trì đà ổn định xuyên suốt trong hầu hết các tháng của năm 2019 và thậm chí VND tăng giá so USD khi NHNN chủ động hạ giá mua vào ngày cuối tháng 11-2019. Từ đó, NHNN cũng mua được lượng lớn ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

- Ngành sản xuất tăng trưởng mạnh là đầu tàu kéo thương mại phát triển. Xuất khẩu (XK) của Việt Nam, vẫn đạt khoảng 8% so cùng kỳ (tính tới thời điểm tháng 11-2019), trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang tạo ra những bất ổn trong kinh tế thế giới.

Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao:

- Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6 - 6,8% . Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp 2,01%, do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp năm 2019 duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng giá trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,86%, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trị chủ chốt (tăng 11,29%); Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm 2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011 – 2019.

- Trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Cịn nhập khẩu được kiểm sốt tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 4 liên tiếp. Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán cân thanh tốn và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

 Năm 2020: Sau năm 2019 , nền kinh tế nước ta đã được kiềm chế lạm pháp . Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nền kinh tế bị suy thoái, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và thu về một số thành tựu sau:

- NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc. Nghiệp vụ thị trường

25 khong tai duoc inbox admin nhe

mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm sốt tiền tệ, khơng tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường.

- NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6- 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.

- NHNN thể hiện điều hành tín dụng linh hoạt, an toàn, hiệu quả, tập trung vào SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... từ đó kiểm sốt tiền tệ và lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.

- NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, phù hợp với thị trường trong và ngồi nước, cân đối kinh tế vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu CSTT; góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế.

Nền kinh tế khắc phục được khó khăn và có dấu hiệu tăng trưởng về GDP:

- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt 2,91%, đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật ni, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%;

4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nơng sản tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong

Một phần của tài liệu TIỂULUẬNĐề tài tác động của chính sách kinh tế vĩ môchính phủ việt nam thực hiện trong giai đoạn2019 2020 đối với nền kinh tế trong nước (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w