Các biện pháp thu hồi nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xét duyệt cấp tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT Việt Nam.doc (Trang 28 - 30)

trình xét duyệt cấp tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng:

Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường: cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ, kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo… Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng: giải quyết sản phẩm tồn kho, thu hồi công nợ, tạm hoãn thu lãi định kỳ… Các khoản nợ phải chuyển nợ quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi theo quyết định 1627, cần tập trung xử lý ngay phần nợ chậm trả, trên cơ sở đó chuyển khoản vay về nợ trong hạn theo hướng dẫn của ngân hàng cấp trên. Đối với khoản nợ quá hạn trên 6 tháng, nợ khó đòi, có nguy cơ rủi ro phải thực hiện việc đôn đốc, thu hồi nợ qua nhiều bước và kiểm tra, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm minh những cán bộ ngân hàng mắc sai phạm.

Nếu doanh nghiệp hay khách hàng thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ, ngân hàng có thể giảm một phần hoặc toàn phần lãi phạt quá hạn cho bên vay.

Thu thập đầy đủ thông tin và xử lý thông tin để xác định thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng vay, từ đó tìm ra khách hàng vay có triển vọng trả nợ tốt:

Thu thập đầy đủ, xử lý chính xác các thông tin thu thập được từ khách hàng để từ đó thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kiểm soát chất lượng cho vay. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ:

- Thông tin từ khách hàng: Nguồn thông tin này có đặc điểm là thường xuyên thiếu khách quan (hay chủ quan) nhưng lại là những thông tin quan trọng như các dữ liệu tài chính của khách hàng, nhu cầu vay và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là thông tin về nhu cầu vay. Đây là những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu và lựa chọn khách hàng cho vay.

- Thông tin nội bộ ngân hàng: Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng càng thường xuyên thì nguồn thông tin trong nội bộ càng nhiều và càng đáng tin cậy.

Thông tin bên ngoài: Thông tin bên ngoài bao gồm thông tin ở trung tâm thông tin, thông tin thu thập hoặc mua từ các công ty xếp hạng doanh nghiệp, từ các ngân hàng khác, từ các cơ quan chức năng, từ các ấn phẩm thương mại …

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT Việt Nam.doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w