GIẢI PHÁP MỞ RỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG: 1 Mở rộng quan hệ tín dụng:

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT Việt Nam.doc (Trang 25 - 28)

1. Mở rộng quan hệ tín dụng:

Tạo được mối quan hệ tốt đối với khách hàng nội bộ là cơ quan chức năng, các chi nhánh bạn, các ngân hàng thương mại khác.

Phải nghiên cứu bố trí sắp xếp các phòng ban, quầy giao dịch tiện nghi và lịch sự, thuận tiện việc giao dịch cho ngân hàng.

Tăng uy tín của chi nhánh thông qua các yếu tố phục vụ: thủ tục đơn giản, thái độ phục vụ ân cần chu đáo, thời gian phục vụ nhanh gọn và tiện lợi cho khách hàng.

Thông qua khách hàng để nghiên cứu sự khác biệt trong cạnh tranh. Tổ chức tốt việc cung cấp sản phẩm như lựa chọn địa điểm đông dân cư. Thuận tiện giao thông, trang bị cơ sở vật chất để mở phòng giao dịch quy định giờ mở cửa phù hợp với khách hàng, cần có những thông tin chỉ dẫn cần thiết để khách hàng lựa chọn dịch vụ thích hợp.

Thường xuyên lắng nghe ý kiến của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng theo khả năng tối đa của mình.

Xét duyệt cho vay.

Giải ngân.

Theo dõi việc sử dụng vốn vay.

Thanh lý kế ước nhân nợ.

2. Tích cực quảng bá các dịch vụ cho vay của ngân hàng:

Mục đích quảng cáo của ngân hàng hiện nay nhằm đến những vấn đề thiết thực như là thu hút khách hàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng; mặt khác, tạo ấn tượng đối với khách hàng về ngân hàng, cải thiện hình ảnh tăng danh tiếng và uy tín ngân hàng, cuối cùng là nhằm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Các hình thức quảng cáo:

- Quảng cáo bằng các băng rôn với mẫu biểu thống nhất trước trụ sở các điểm giao dịch của ngân hàng, tập trung đăng tải trên các tờ báo và tạp chí có số lượng phát hành lớn, đông độc giả, kết hợp với khuyến mãi bằng quà thưởng cho khách hàng, khách hàng còn được tặng quà lưu niệm khi đến giao dịch với ngân hàng.

- In ấn các tờ rơi, cuốn sổ cầm tay có kích thước nhỏ, gọn, thiết kế và trình bày đẹp, hiện đại, rõ ràng, hấp dẫn,… phát miễn phí cho khách hàng hay để tại các quầy giao dịch của ngân hàng, để giới thiệu và hướng dẫn khách hàng lựa chọn các sản phẩm dịch vụ. Bưu phẩm dùng để báo cho khách hàng tiềm năng các dịch vụ ngân hàng cung ứng và các dịch vụ mới. Hình thức này cho phép tiếp xúc rộng rãi và tiết kiệm thời gian.

3. Nâng cao năng lực và trình độ quản lý của cán bộ tín dụng:

Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng thẩm định, phân tích kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong và ngoài nước về các lĩnh vực có liên quan đến tín dụng.

Trong quá trình thực hiện quy trình cho vay, yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đúng như chế độ hiện hành sẽ phát hiện được việc sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả hay không. Từ đó có biện pháp thích hợp đối với từng món vay của từng khách hàng.

Luôn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định về trình độ, nghiệp vụ thông qua hình thức đào tạo thường xuyên, tập huấn ngắn ngày về cơ chế, thể lệ, chế độ ngành, liên ngành, các văn bản, chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp.

Đào tạo về trình độ tin học, ngoại ngữ để nâng cao được khả năng quản lý của một cán bộ tín dụng, làm cơ sở cho việc theo dõi và cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho các quan hệ tín dụng. Do vậy đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng phải tự nâng cao trình độ tín dụng của mình để đưa

nắm được tình hình đơn vị bất cứ thời điểm nào, theo dõi tình hình nợ đến hạn để đôn đốc nợ kịp thời.

Bên cạnh đó mọi cán bộ tín dụng phải có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ của mình, mỗi một món vay – người cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay – phải chịu trách nhiệm từ khi phát tiền vay ra cho đến khi thu hồi nợ. Trong suốt quá trình đó, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Mặc dù đến sau này cán bộ tín dụng đó chuyển đi nơi khác hoặc chuyển công tác khác thì vẫn phải có trách nhiệm đối với món vay đó.

4. Đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ cho vay:

Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của các ngân hàng thương mại nói chung và của các chi nhánh nói riêng vì nó đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nên cần phải hoàn thiện và đổi mới nó cho phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của đất nước. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Cần linh động giữa khâu kiểm tra hồ sơ và khâu thẩm định thực tế. Lập chương trình cho máy vi tính để tự động in bản sao khê, bản chi tiết với các nội dung cần thiết để dễ dàng quản lý, giảm bớt thời gian theo dõi, quản lý trên hồ sơ bằng thủ công của cán bộ tín dụng, đồng thời tăng cường độ lao động vào việc điều tra, phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

5. Tăng cường đầu tư cho khâu thẩm định tín dụng:

Việc thẩm định các phương án vay vốn lớn, ngoài việc đánh giá yếu tố trực tiếp tại chỗ thì việc xem xét ở phạm vi trong vùng, trong nước và cả ngoài nước cũng rất quan trọng. Do đó để nâng cao độ tin cậy trong việc thẩm định phương án, thiết nghĩ chi nhánh nên hình thành một bộ phận nghiên cứu chiến lược đầu tư và thẩm định các phương án vay vốn lớn. Đồng thời phải có sự đầu tư thích đáng từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam cho đến chi nhánh nhằm tạo sự liên thông và tạo cho chi nhánh nắm bắt nhiều thông tin ở cấp vĩ mô để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tổ chức nghiên cứu và thẩm định dự án về phương diện lợi ích kinh tế xã hội. Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội của một dự án là nhằm xác định sự đóng góp thực tế của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi xã hội của đất nước. Trên phương diện đó lợi ích kinh tế xã hội được hiểu là khả năng sử dụng những tài nguyên khan hiếm của đất nước để sản xuất hàng hoá với hiệu quả tối đa và tăng thêm lợi ích thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của người dân và mang lại

sự phồn vinh cho xã hội. Một dự án được cho là khả thi khi đó đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội của đất nước.

Việc thẩm định cho vay có nhiều yếu tố liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như thẩm định luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án, thẩm định địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp, thẩm định thị trường sản phẩm, giá bán sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đối với cho vay ngân hàng nên chuyên môn hoá cán bộ thẩm định để thẩm định chính xác các lĩnh vực liên quan đến dự án nhằm mang lại hiệu quả cao đối với cho vay tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT Việt Nam.doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w