Lượng vốn ODA theo cam kết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh châu âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 58 - 66)

2.1. Thực trạng ODA của EU tại Việt Nam

2.1.2. Lượng vốn ODA theo cam kết

Cho đến nay, toàn Liên minh châu Âu (bao gồm Uỷ ban châu Âu và các nước thành viên) là một trong những nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Trong buổi công bố Sách Xanh tại Hà Nội tháng 6 năm 2009 vừa qua, Đại sứ Cộng hoà Séc tại Việt Nam Michal Kral thay mặt Chủ tịch Luân phiên châu Âu đã khẳng định “EU vẫn cam kết đầy đủ trong những nỗ lực quốc tế để tăng tính hiệu quả viện trợ thơng qua sự phối hợp và hài hồ hố tốt hơn hoạt động hợp tác phát triển với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam”. Ông cũng cho biết khoảng một nửa trong tổng số cam kết hỗ trợ của EU năm 2009 cho Việt Nam là viện trợ khơng hồn lại.

+ ODA của Liên minh Châu Âu

Có thể nhận thấy, ODA từ EU cho Việt Nam ngày một gia tăng về số lượng và đa dạng về chương trình, cũng như dự án tài trợ. Tổng nguồn vốn cam kết ODA của EC và các nước thành viên giai đoạn 1995-2005 đã đạt 6,7 tỷ USD với ưu tiên hỗ trợ cải cách kinh tế và giảm tác động xã hội của quá trình cải cách, củng cố các lĩnh vực xã hội, chủ yếu là y tế và giáo dục, xóa đói giảm nghèo ở những vùng nông thôn và miền núi, hỗ trợ bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2001-2006, EU đã cam kết tài trợ 3,318 tỷ euro cho Việt Nam, chủ yếu thơng qua hình thức ODA, tập trung vào giúp Việt Nam cải cách kinh tế, hành chính, xóa đói giảm nghèo, hội nhập quốc tế và giúp xây dựng các dự án thực hiện các cam kết gia nhập WTO.

Bảng 2.3 dưới đây cho thấy lượng vốn cam kết của EU cho Việt Nam tăng dần qua các năm từ 2001 đến 2006. Năm 2003 với lượng vốn cam kết là 482,6 triệu euro tương đương với 640 triệu USD, năm 2006 là 799 triệu euro (tương đương 948 triệu USD). Nguyên nhân là do hợp tác giữa hai bên ngày càng được mở rộng, trong hợp tác ASEM, EU luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Mặt khác Việt Nam đã rất thành công, tỏ ra ngày càng chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện các dự án, không chỉ có các dự án nhỏ, đơn lẻ mà đã có rất nhiều dự án lớn được triển khai. Chính vì vậy, EU cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam, đồng thời hỗ trợ về mặt kỹ thuật để sử dụng tốt nguồn vốn này.

Bảng 2.3: Giá trị ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 2001- 2006 của EU

cho Việt Nam

Đơn vị: triệu euro

Năm Cam kết Giải ngân Tỷ lệ giải ngân (%)

Trong những năm gần đây, cam kết cung cấp ODA của EU cho Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì. Cụ thể, trong năm 2007, lượng vốn ODA cam kết của EU cho Việt Nam giảm nhẹ so với năm 2006, với số vốn 720 triệu euro tương đương 957 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay cam kết giảm từ mức 426 triệu euro xuống còn 345 triệu euro cho năm 2007. Tuy nhiên, phần hỗ trợ lại tăng từ mức 373 triệu euro lên 375 triệu euro [43]. Con số này tiếp tục đưa EU trở thành một trong những đối tác hỗ trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Theo EU, việc duy trì cam kết viện trợ khơng hồn lại ở mức tương đương và cao hơn năm 2006 thể hiện rõ quan điểm của EU là tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Biểu đồ 2.1: Cam kết dự kiến và giải ngân ODA của EU

giai đoạn 2006-2008

Nguồn: Hội nghị nhóm Tư vấn 2008, Sách xanh 2007 – 2009, Liên minh Châu Âu [36] Năm 2008, lượng vốn ODA EU cho Việt Nam EU giảm đáng kể. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam 2008, mức tài trợ vốn ODA cam kết cho năm 2008 đạt hơn 5,4 tỷ USD. So với năm 2007, tổng mức cam kết năm 2008 cao hơn khoảng 1 tỷ USD. Trong đó, các nhà tài trợ song phương cam kết hỗ trợ cho Việt Nam 2,626 tỷ USD, đa phương 2,550 tỷ USD và từ các tổ chức phi chính phủ 250 triệu USD. ADB tiếp tục là nhà tài trợ dẫn đầu với mức cam kết ODA lên tới 1,350 tỷ USD, so với con số 1,14 tỷ USD mà đối tác này tài trợ năm 2007. Nhật Bản vượt EU, trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai của Việt Nam với 1,111 tỷ USD, trong khi năm 2007 chỉ là 890 triệu USD. Liên minh châu Âu tụt xuống vị trí thứ 3, với 962 triệu USD, so với mức 948,2 triệu USD năm 2007.

Biểu đồ 2.2: Cam kết và giải ngân của EU năm 2008

Nguồn: Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ 2008, Sách xanh - 2009, Liên minh Châu Âu [36] Năm 2009, EU giảm cam kết gần 70 triệu USD từ 963 triệu USD xuống còn 893,48 triệu USD (716 triệu euro), tương đương với 17,82% tổng số hỗ trợ nước ngồi, trong đó có 308 triệu euro là viện trợ khơng hồn lại. Năm 2010, EU cam kết hỗ trợ Việt Nam 1,082 tỷ USD. Đây là mức cam kết ấn tượng, nhất là trong bối cảnh kinh thế giới đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận các nguồn vốn vay bị hạn chế. Với con số này, trong số các nhà tài trợ song phương, Liên minh châu Âu vẫn duy trì vị trí đứng đầu về số vốn cam kết, đồng thời vẫn là nhà cung cấp viện trợ khơng hồn lại lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài ra, EU cũng tiếp tục khẳng định, trong những năm tới, mức tài trợ hằng năm của EC cho Việt Nam sẽ tăng 20% trong các năm 2011, 2012, 2013 nhằm thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu Chiến lược mới của EU cho Việt Nam giai đoạn 2007-2013 [36].

+ ODA từ các nước thành viên EU

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức của Liên minh châu Âu, Việt Nam cũng nhận được tài trợ của các nước thành viên của Liên minh như Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Vương quốc Hà lan, Đan Mạch, Phần lan, Na Uy…

Trong số đó, Cộng hồ Pháp ln là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam. Nguồn vốn ODA của Pháp tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau: phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực thơng qua hỗ trợ các chương trình thực tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên Việt Nam tại Pháp. Đặc điểm ODA của Pháp là tập trung vào các loại vốn vay ưu đãi.

ODA của Vương quốc Anh chủ yếu là viện trợ khơng hồn lại và ưu tiên cho các lĩnh vực: xố đói giảm nghèo; tăng chi tiêu cho các dịch vụ công như y tế, giáo dục của chính phủ Việt Nam.

Cũng giống như Vương quốc Anh, Phần lớn ODA của Cộng hoà Liên bang Đức cho Việt Nam là viện trợ không hồn lại, phần cịn lại là vay lãi suất thấp. ODA của Đức tại Việt Nam tập trung ưu tiên 3 lĩnh vực: hỗ trợ cải cách chính sách; mơi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; y tế và phòng chống dịch bệnh như HIV/AIDS.

Thuỵ Điển cũng được coi là một trong những quốc gia thành viên EU có những hoạt động hỗ trợ tích cực tại Việt Nam. ODA của Thuỵ Điển chủ yếu ở dạng viện trợ khơng hồn lại với các dự án hỗ trợ kỹ thuật. ODA Thuỵ Điển tập trung ưu tiên cải cách hành chính, chính sách, nơng nhiệp và phát triển nơng thơn, văn hố và truyền thơng.

Bảng 2.4: Cam kết ODA của các thành viên EU năm 2007Nƣớc Nƣớc Bỉ Cộng hoà Czech Đan Mạch Phần Lan Pháp Đức Hungary Ireland Ý Luxembua Ba Lan Hà Lan Tây Ban Nha Thuỵ Điển Anh

EC

Tổng

Nguồn: Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ, Sách xanh 2008, Liên minh Châu Âu [36] Số liệu Bảng 2.4 cho thấy, trong số các nước thành viên EU, Pháp đưa ra cam kết ODA lớn nhất với 281,1 triệu euro, trong đó vốn vay đạt 246,5 triệu euro và hỗ trợ đạt 34,6 triệu euro. Kế đó là Anh với 74,85 triệu euro (toàn bộ là phần viện trợ khơng hồn lại); Đan Mạch, với 64,9 triệu euro, trong đó hỗ trợ 51,5 triệu euro.

Theo số liệu tại Biểu đồ 2.3, trong năm 2009, Pháp vẫn tiếp tục đứng đầu trong số các quốc gia EU cung cấp ODA cho Việt Nam với số vốn cam kết 221,14 triệu euro. Vị trí thứ 2 thuộc về Đức với số vốn ODA cam kết 146,40 triệu euro. Sau đó là các quốc gia Bỉ, Anh, Đan Mạch.

Biểu đồ 2.3: Cam kết dự kiến của EU theo nhà tài trợ năm 2009

(Tính bằng triệu Euro)

Nguồn: Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ, Sách xanh 2009, Liên minh Châu Âu [36] Ngoài hỗ trợ hợp tác và phát triển chính thức song phương đối với Việt Nam, các nước thành viên EU còn cung cấp nhiều khoản vốn ODA lớn thơng qua các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức khác. Tuy nhiên, theo dự đoán, xu hướng ODA của các nước thành viên EU cho Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ có những điều chỉnh đáng kể. Tại buổi công bố Sách xanh 2009, Đại sứ/Trưởng Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam Sean Doyle bày tỏ, Việt Nam có thể sẽ sớm trở thành nước có thu nhập trung bình do vậy, các quốc gia thành viên có thể thay đổi các phương thức tài trợ thơng qua các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) thay vì các hoạt động trực tiếp giữa chính phủ với chính phủ.

Đến nay, các quốc gia thành viên EU vẫn tiếp tục tích cực tài trợ cho các dự án ODA tại Việt Nam, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc cải cách kinh tế xã hội và xố đói nghèo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh châu âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế xã hội việt nam (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w