Kinh nghiệm của pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

Nhật Bản ban hành Luật Cạnh tranh dưới tên gọi Luật Chống độc quyền vào năm 1947 với rất nhiều ảnh hưởng từ Luật Chống tờ-rớt của Hoa Kỳ do yếu tố lịch sử sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Theo Luật Chống độc quyền Nhật Bản, tính bất hợp pháp của một thỏa thuận được quy định tại khoản 6 Điều 2 và Điều 3, một thỏa thuận bị coi bất hợp pháp nếu như thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

(i) Cản trở cạnh tranh trên thị trường một cách căn bản; (ii) Trái với lợi ích cơng cộng.

Thứ nhất, về điều kiện cản trở cạnh tranh trên thị trường một cách căn

bản, thị trường ở đây là thị trường liên quan, để xác định thị trường liên quan, cả hai yếu tố cấu thành của thị trường là sản phẩm liên quan và khu vực địa lý liên quan cần phải được xác định.

Thị trường sản phẩm liên quan là xem một hàng hóa, dịch vụ này có thể thay thế một cách hợp lý cho hàng hóa, dịch vụ khác khơng, tức là so sánh về tính lý hóa, tính năng, mục đích sử dụng, giá cả của chúng. Bên cạnh đó, cũng cần phải so sánh thêm một vài yếu tố như sự khác biệt của sản phẩm hay mức độ nổi tiếng của sản phẩm.

38

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý trong đó diễn ra q trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, túc là phải xác định hoạt động sản xuất hay hoạt động dịch vụ, thương mại, các điều kiện kinh doanh và sản phẩm, mức độ huy động vốn, khả năng tiếp thị, khả năng gia nhập thị trường hoặc mức độ quyền thương lượng từ phía người mua hoặc nhà cung cấp nguyên vật liệu phải được xem xét để xác định quy mô thị trường.

Khi xác định được thị trường liên quan, việc xác định cạnh tranh sản phẩm liên quan được thực hiện trên chính thị trường này. Tuy nhiên, việc xác định cản trở cạnh tranh trên thị trường một cách căn bản khơng phải điều dễ dàng, chính vì vậy, qua thực tiễn xét xử, Ủy ban Thương mại cơng bằng và Tịa án Nhật Bản đã giải thích trong các quyết định xử lý và phán quyết của mình. Ủy ban Thương mại công bằng của Nhật Bản cho rằng, cạnh tranh bị giảm một cách căn bản là sự hạn chế cạnh tranh đến mức mà cạnh tranh khơng cịn tác dụng trong việc tạo áp lực lên các doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể khi xem xét một vụ việc cần phải xem xét đầu đủ các yếu tố:

- Thị phần doanh nghiệp các bên tham gia thỏa thuận ấn định giá; - Quy mô các doanh nghiệp tham gia;

- Điều kiện cạnh tranh hiện tại giữa các doanh nghiệp; - Số lượng doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường; - Rào cản gia nhập thị trường;

- Nguồn hàng nhập khẩu để cạnh tranh với sản phẩm doanh nghiệp trong nước;

- Các điều kiện khác như năng lực cạnh tranh toàn bộ, áp lực cạnh tranh từ các thị trường có liên quan, khả năng huy động vốn.

Thứ hai, thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh đó phải trái với lợi ích

công cộng. Theo quan điểm của Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản, một thỏa thuận gây ra tình trạng cạnh tranh trên thị trường liên quan bị giảm

39

một cách căn bản cũng đương nhiên thõa mãn tiêu chí trái lợi ích cơng cộng. Quan điểm này xuất phát từ trực tiếp mục tiêu nền tảng của Luật Chống độc quyền tại Điều 1, đó là mục tiêu thúc đẩy tự do cạnh tranh, có thể nói, bất cứ hành vi nào có hại cho tự do cạnh tranh đều bị coi là trái với lợi ích cơng cộng. Quan điểm này có sự kế thừa rất nhiều vì điều kiện lịch sử của Nhật Bản, đó là sự kế thừa của Luật Cạnh tranh Hoa Kỳ mà cụ thể là quy tắc perse (quy tắc bất hợp pháp một cách hiển nhiên).

Theo quan điểm của Hiệp hội các tổ chức kinh tế, với tư cách là đại diện bảo vệ quyền lợi các ngành cơng nghiệp Nhật Bản, cho rằng lợi ích cơng cộng không thể hiểu đồng nhất với tự do cạnh tranh, tức là một thỏa thuận gây ra hạn chế cạnh tranh, làm cho cạnh tranh trên thị trường liên quan bị giảm một cách căn bản vẫn có thể coi là hợp pháp trong một số trường hợp nhất định (cartel suy thối), nếu nó phù hợp với sự phát triển một cách cân đối của nền kinh tế quốc dân, lợi ích người dân.

Theo quan điểm của Tòa án Nhật Bản cho rằng, trong những trường hợp bình thường, trái lợi ích cơng cộng nên được hiểu đồng nhất với việc gây hạn chế cạnh tranh một cách căn bản trên thị trường liên quan, chỉ trong những trường hợp đặc biệt ngoại lệ, thì thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh một cách căn bản trên thị trường liên quan mới được coi phù hợp với lợi ích cơng cộng và vì thế được xem là hợp pháp. Tức là, trong những trường hợp đặc biệt này, việc tính tốn, cân nhắc, so sánh với nhau để đánh một thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh có lợi cho xã hội hay khơng, nếu những lợi ích từ việc thỏa thuận đó lớn hơn so với lợi ích của việc cấm thỏa thuận và duy trì cạnh tranh thì khi đó, thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh đó khơng nên bị xem là trái với lợi ích cơng cộng, hay nói cách khác nó phải được xem là hợp pháp mặc dù thỏa thuận đó làm cho cạnh tranh bị giảm một cách căn bản trên thị trường liên quan.

40

Tiểu kết Chƣơng 1

Thỏa thuận ấn định giá là một trong những dạng phổ biến nhất của hành vi hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất cứ khâu nào trong q trình sản xuất và phân phối. Có thể là thỏa thuận về giá của hàng hóa thiết yếu, hàng hóa trung gian hay hàng hóa thành phẩm; có thể là thỏa thuận liên quan đến các dạng cụ thể bao gồm giảm giá, tăng giá, thỏa thuận áp dụng thống nhất một mức giá với khách hàng, áp dụng chung cơng thức tính giá và những hình thức khác về việc trao đổi thơng tin về giá.

Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh là một trong các hành vi được Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định và thực hiện kiểm soát trong những trường hợp có thể gây ra hậu quả làm giảm, cản trở hoặc sai lệch việc cạnh tranh trên thị trường, tiến tới xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng sự thống nhất cùng hành động, các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh, nhưng khi thực hiện các thỏa thuận ấn định giá, thì giữa họ khơng cịn cơ chế cạnh tranh với nhau nữa. Tuy nhiên, không phải các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh đều gây hại cho cạnh tranh nói riêng và nền kinh tế nói chung, những thỏa thuận ấn định giá đơi khi cũng có lợi cho nền kinh tế khi các bên thực hiện chiến lược liên doanh, hợp tác phát triển, chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các trường hợp này cũng đã được pháp luật cạnh tranh dự liệu và cho phép được làm các thủ tục để miễn trừ trách nhiệm pháp lý.

Các kết quả nghiên cứu trong Chương 1 đã làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý và yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh nói riêng; kinh nghiệm pháp luật của một số nước về điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận này. Kết quả nghiên cứu của Chương 1 sẽ tạo cơ sở và phương

41

pháp luận cho việc đánh giá khách quan, chính xác thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở nước ta và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

42

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)