Kết quả huy động vốn giai đoạn 2009-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 46 - 47)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu

Tổng vốn huy động

1. Tiền gửi của tổ chức

2. Tiền gửi cá nhân

3. Tiền gửi tiết kiệm

4. Tiền gửi ký quỹ + Chứng chỉ

Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Lạt

Với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, cùng nhiều biện pháp khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh nên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng tương đối ổn định qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 33%. Chủ yếu là nguồn vốn huy động ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Năm 2012, chi nhánh Vietcombank Đà Lạt đề ra kế hoạch huy động vốn là 1.500 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011. Tính đến hết Quý III/2012, chi nhánh đã huy động được 1.403 tỷ đồng, tăng 22% so với thời điểm cuối năm 2011, đạt 94% kế hoạch chi nhánh đề ra và vượt 32% kế hoạch Trung ương giao (1.062 tỷ đồng).

* Hoạt động cho vay:

Số liệu từ bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietcombank Đà Lạt tăng tương đối cao vào năm 2010 (35,8% so với năm 2009) và tăng khá chậm qua các năm 2011, 2012. Trong đó tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tương đối đồng đều, tỷ lệ trung bình lần lượt là 36,4%, 29% và 34,6% trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh.

Năm 2012, chi nhánh Vietcombank Đà Lạt được giao kế hoạch tín dụng là 1.430 tỷ đồng, tăng trưởng 14,4% so với năm 2011. Dư nợ đến 30/09/2012, chi nhánh đã thực hiện được 1.271, tăng trưởng 1,7% so với thời điểm 31/12/2011.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w