Có thể nói chủ đề về nợ cơng của Việt Nam hiện đang làm nóng các kỳ họp của Quốc hội cũng như thu hút rất nhiều sự quan tâm của cơng luận, xã hội bởi nó khơng chỉ liên quan đến lòng tin của người dân đối với nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư mà cịn có tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
*/. Thực trạng nợ công ở Việt Nam dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế:
Theo Đồng hồ nợ cơng tồn cầu (hay còn gọi là Global debt clock) của Tạp chí The Economist, tính đến 22h30 (giờ Việt Nam) ngày 20/8/2015, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 91,490 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.004 USD/người; nợ công chiếm 46,2% GDP; tăng 9,7% so với năm 2014.
Theo Bản đồ rủi ro nợ công mới nhất vừa được ngân hàng Bank of America (Hoa Kỳ) công bố, nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm rủi ro cao. Theo xếp hạng này, Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ cơng lớn nhất khu vực Đông Nam Á; trong khi các quốc gia cịn lại như In-đơ-nê-xia, Ma-lay-xia, Thái Lan, Philippines…nằm ở ngưỡng rủi ro nợ công thấp hơn.
Sơ đồ 3.1: Nợ công của Việt Nam nằm trong nhóm rủi ro cao
(Nguồn: Bank of America - 2015)
Trong khi đó, theo báo cáo điểm lại “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt
Nam” do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 22/7/2015, tổng nợ cơng (bao gồm
nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) của Việt Nam đã tăng từ 54,5% GDP 2013 lên mức 59,6% năm 2014. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cơng của Việt Nam ước tính 2.347 nghìn tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Tức là mỗi người dân Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.200 USD nợ công. Số liệu này cũng trùng khớp với số liệu mà Bộ Tài chính đã cơng bố trước đó. Cụ thể, Bộ
Tài chính báo cáo trước Quốc hội nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cơng của Việt Nam ước tính là 2,346 triệu tỷ đồng; tương đương khoảng 110 tỷ USD. Theo số liệu báo cáo, tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh từ 50% GDP năm 2011 lên 60,3% GDP năm 2014. Trong đó: 79,6% con số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương. Mặc dù nợ nước ngồi của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27% - 28% GDP trong giai đoạn 2010 - 2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014. Phần lớn huy động vốn trong nước dựa trên phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất bình quân 7,9%/năm trong năm 2013 và 6,6% năm 2014.
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2014
(Nguồn: Bộ Tài chính - 2014)
Theo dự báo của Bộ Tài chính, tổng dư nợ cơng có thể đạt mức đỉnh điểm gần 65% GDP vào cuối năm 2017. Sau đó, tỷ lệ nợ/GDP sẽ giảm dần do chính sách thắt chặt tài khóa.
*/. Thực trạng nợ cơng ở Việt Nam dưới góc nhìn của KTNN:
Do đặc thù trong phương thức tổ chức kiểm tốn nợ cơng của KTNN, KTNN thực hiện kiểm tốn nợ cơng có độ trễ khoảng 18 tháng so với thời điểm lập báo cáo của Bộ Tài chính. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác vay, trả nợ và dư nợ công từ các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp theo các tiêu chí phân loại nợ quy định trong LQLNC, kết quả kiểm tốn cho thấy tình hình nợ cơng của Việt Nam giai đoạn 2010-2013 như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình nợ cơng giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu
Tổng số
Tăng so với năm trước