Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU hóa CHẤT và THIẾT bị KIM NGƯU (Trang 39)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Cơng ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim

2.2.1.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là chỉ tiêu cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp. ROE

28

là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra quyết định trong hoạt động đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Để thấy được hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp, ta sẽ phân tích bảng ROE của cơng ty:

Bảng 2.4. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

Các chỉ tiêu Tổng doanh thu LNST Vốn chủ sở hữu ROE = ố ℎủ ở ℎữ

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Phịng Tài chính – Kế tốn Qua bảng phân tích trên, ta thấy

mức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng tăng giảm khơng đồng đều. Từ năm 2018 – 2019, chỉ số ROE có xu hướng tăng từ 0,09 lên 0,1 (tăng 0,01, tương ứng tăng 11,1% so với năm 2018). Tuy nhiên sang năm 2020 thì chỉ số ROE lại giảm xuống cịn 0,08, giảm 0,02 so với năm 2019. Tiếp tục sang đến 6 tháng đầu năm 2021, con số này chỉ còn 0,01 (giảm 0,04, tương ứng giảm 80% so với 6 tháng đầu năm 2020). Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu không đạt hiệu quả như mong đợi trong 2 năm trở lại đây. Do vậy, trong giai đoạn này, công ty cần tập trung phát triển sản phẩm rộng rãi và phổ biến hơn để đem lại hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn so với những năm trước để thu hút đầu tư vào doanh nghiệp

2.2.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận của Cơng ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Các chỉ tiêu về lao động cho ta thấy được cơ cấu lao động của doanh nghiệp như thế nào? Có hợp lý khơng? Việc sử dụng lao động có hiệu quả hay khơng?

29

Việc phân cơng lao động khơng hợp lý sẽ gây ra lãng phí nguồn lao động, người lao động không được làm việc đúng chuyên môn sẽ gây ra tâm lý chán nản, tinh thần làm việc uể oải, kém hiệu quả. Nếu tổ chức lao động tốt sẽ khuyến khích người lao động phát huy sở trường, các bộ phận hoạt động hăng say hơn, năng suất lao động cao hơn. Bảng 2.8 dưới đây sẽ phân tích tình hình lao động của cơng ty Kim Ngưu.

Bảng 2.5. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động của cơng ty CP XNK Hóa chất và Thiết Bị Kim Ngưu

Các chỉ tiêu

Tổng doanh thu LNST

Tổng số lao động bình quân(người)

Sức sinh lời của 1 nhân viên (trđ/người)

= ổ ố

Năng suất lao động bình quân

(trđ/người) =

ổ ố

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Phịng Tài chính – Kế tốn Theo số liệu từ bảng trên ta thấy

trong giai đoạn năm 2018 – 2020 thì tổng số lao động bình quân tương đối đồng đều, giao động trong khoảng hơn 400 người. Sang đến năm 2021, do tình hình dịch bệnh nên cơng ty đã giảm bớt số lượng nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động trong giai đoạn khó khăn.

Sức sinh lời của một nhân viên của cơng ty có sự thay đổi qua các năm. Giai đoạn 2018 – 2020, sức sinh lời của một nhân viên tăng liên tục qua từng năm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Cụ thể, năm 2019, sức sinh lời của công ty là 7,5

trđ/người, tăng 2,2trđ/người (tương ứng tăng 41% so với năm 2018). Điều này có thể thấy được hiệu quả sử dụng lao động của công ty nhờ áp dụng các biện pháp, chiến lược đúng

30

đắn và các bài học từ những yếu kém tồn tại của năm trước. Đến năm 2020 thì sức sinh lời vẫn giữ ở mức ổn định là 7,6 trđ/người, tăng không nhiều so với năm 2019 (tăng 1,3%) nhưng vẫn ở mức tăng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, sức sinh lời của công ty chỉ đạt 1,07 trđ/người, giảm 3,1trđ/người, tương ứng giảm 74,6 % so với 6 tháng đầu năm 2020. Điều này xảy ra là do lợi nhuận của cơng ty giảm do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh nên sức sinh lời của một nhân viên trong cơng ty cũng giảm theo.

Nhìn vào năng suất lao động bình quân của nhân viên, ta cũng có thể thấy trong giai đoạn từ 2018 – 2020, năng suất lao động bình qn nhân viên của cơng ty có xu hướng tăng lên rõ rệt, điều đó đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng. Năm 2019, năng suất lao động bình quân đầu người là 1.836trđ/người, tăng lên 17,6% so với năm 2018. Đến năm 2020 lại tiếp tục tăng lên là 1.890trđ/người (tăng 54tr/người, tương ứng tăng 2,9% so với năm 2019). Sang đến 6 tháng đầu năm 2021, năng suất lao động bình quân của nhân viên vẫn đạt con số tương đối ấn tượng, tăng 164trđ/người so với 6 tháng đầu năm 2020. Sở dĩ công ty đạt được con số này vào năm 2021 là do công ty đã cắt giảm bớt đi số lượng lớn nhân viên để hoạt động có hiệu quả trong tình hình dịch bệnh, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao năng xuất lao động nhằm tăng doanh thu tối đa, đạt được hiệu quả sản kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu năng suất lao động bình qn nhân viên của cơng ty, ta thấy được cơng ty đã có các chính sách, hướng đi đúng đắn trong việc tối đa nguồn lực. Biết điều chỉnh kịp thời các chính sách trong từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Mỗi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển ln cần có những tài sản cũng như nguồn vốn để đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức, trạng thái khác nhau. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của cơng ty Kim Ngưu thì ta cần đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty dưới đây:

31

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

Các chỉ tiêu Tổng doanh thu(trđ) Tổng tài sản(trđ) Tài sản ngắn hạn(trđ) Tài sản dài hạn(trđ) LNST (trđ)

Sức sản xuất của tổng tài sản(lần) =

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (%) =

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn(lần)

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn(%)

Sức sản xuất của tài sản dài hạn(lần)

Tỷ suất lời của tài sản dài hạn(%)

Chỉ tiêu tổng tài sản:

32

Qua bảng số liệu 2.9, ta thấy tổng tài sản của cơng ty Kim Ngưu có xu hướng tăng lên không ngừng từ 268.090 trđ năm 2018 lên 424.531 trđ vào năm 2020, điều này cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm đến việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp khơng chỉ mở rộng thêm các kho chứa, nhà máy, xe vận chuyển để phục vụ kinh doanh mà cịn hồn thành sửa chữa cải tạo đầu tư thay mới nhiều trang thiết bị hiện đại cho sản xuất.

Sức sản xuất của tổng tài sản:

Năm 2018, với mỗi một đồng tài sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 2,33 đồng doanh thu thuần; năm 2019, với mỗi một đồng đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 2,16 đồng doanh thu thuần. Như vậy so với năm 2018 thì sức sản xuất của tổng tài sản năm 2019 đã giảm. Sự sụt giảm này tiếp tục xảy ra vào năm 2020 khi sức sản xuất của tài sản giảm xuống còn 1,81 lần. Sang đến 6 tháng đầu năm 2021 thì con số này vẫn chưa được cải thiện mà tiếp tục giảm còn 0,79 lần (giảm 26,9% so với 6 tháng đầu năm 2020). Đây là một dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp trong tương lai.

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản:

Trong năm 2018, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 0,007 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 0,008 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản năm 2019 đã tăng 14,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì con số này lại trở về mức bằng năm 2018 là 0,007. So sánh thêm 6 tháng năm 2021 với 6 tháng năm 2020 thì sức sinh lời giảm đến 80%. Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Điều này có thể do doanh nghiệp cịn đang trong quá trình đầu tư mở rộng thêm quy mô hoạt động nên hiệu quả đem lại chưa cao. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại này

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn:

Sự biến động của sức sản xuất tài sản ngắn hạn có đường đi giống với đường đi của

sức sản xuất tổng tài sản đó là: Giảm dần trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 từ 2,66 lần xuống còn 1,99 lần. Giảm tiếp xuống còn 0,88 lần vào 6 tháng đầu năm 2021 (giảm 0,17 lần so với 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn luôn cao hơn sức sản xuất của tài sản dài hạn.

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:

Trong năm 2018 và năm 2019, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản

ngắn hạn thì thu được 0,009 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức cao nhất trong các năm khảo sát. Năm 2021 đang là năm có tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thấp nhất – Doanh

33

nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì chỉ thu được 0,0009 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một kết quả không tốt đối với doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả.

Sức sản xuất của tài sản dài hạn:

Sức sản xuất của tài sản dài hạn tăng giảm không đồng đều trong thời gian khảo sát.

Cụ thể, năm 2019, sức sản xuất của tài sản dài hạn là 20,7 (tăng 2,1 lần, tương ứng với 11,2% so với năm 2018). Tuy nhiên, giai đoạn 2019 – 2021, sức sản xuất của tài sản dài hạn bắt đầu giảm. Năm 2020 giảm tương ứng với 2,5 % so với năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2021 giảm tương ứng với 22,8 % so với 6 tháng đầu năm 2020.

Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn:

Có thể thấy rằng, tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn luôn lớn hơn tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản dài hạn hiệu quả hơn tài sản ngắn hạn.

2.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty

Phân tích hiệu quả chi phí giúp cho chủ thể quản lý thấy được trình độ quản lý chi phí từ tổng qt đến chi tiết. Hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty Kim Ngưu được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.7. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng chi phí của Cơng ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

Các chỉ tiêu

Tổng doanh thu (trđ)

LNST (trđ) Tổng chi phí (trđ) Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí (%)

Sức sản xuất của tổng chi phi (lần)

34

Tổng chi phí:

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tổng chi phí của công ty tăng liên tục từ 77.788trđ lên 94.024trđ trong giai đoạn 2018 – 2020. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2021 thì chi phí doanh nghiệp giảm cịn 36.196trđ, giảm 10.427trđ, tương ứng giả, 22,4% so với 6 tháng đầu năm 2020. Xu hướng này là hợp lý bởi khi doanh thu tăng thì chi phí tăng, khi doanh thu giảm thì chi phí cũng giảm xuống. Tuy nhiên, ta cần xem xét tốc độ tăng giảm của chi phí có lớn hơn tốc độ tăng giảm của doanh thu khơng

Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí:

Năm 2018, với 100 đồng chi phí tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2019, với 100 đồng tổng chi phí tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời của chi phí năm 2019 đã tăng 0,01% so với năm 2018. Sang đến 2020, tỷ suất sinh lời vẫn giữ ở mức ổn định, bằng năm 2019 là 0,03%. Tuy nhiên đến đầu năm 2021 thì tỷ suất này giảm chỉ còn 0,008%, giảm 0,022% so với 6 tháng đầu năm 2020. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp khơng đạt hiệu quả, đây là một xu hướng không tốt với doanh nghiệp trong tương lai.

Đối với sức sản xuất của chi phí:

Năm 2019, cứ 1 đồng chi phí tạo ra thì tạo ra 7,8 đồng doanh thu. Sức sản xuất của chi phí năm 2019 đã giảm so với năm 2018 là 0,2 lần. Đến năm 2020 thì sức sản xuất chi phí của cơng ty đã hồi phục, đạt 8,2 lần (tăng 0,4 lần so với năm 2019). Sang 6 tháng đầu năm 2021 thì mỗi đồng chi phí chỉ tạo ra 7,7 đồng doanh thu, giảm 0,1 lần so với 6 tháng đầu năm 2020. Nhìn chung, sức sản xuất của chi phí của cơng ty tăng giảm khơng ổn định và có xu hướng giảm trong tương lai, đây là dấu hiệu khơng tốt đối với tình hình doanh thu của cơng ty.

2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản và là tiền đề khơng thể thiếu của q trình sản xuất. Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất nào DN cần phải có vốn kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp và Kim Ngưu cũng vậy. Muốn tìm ra được giải pháp cho vấn đề này thì trước tiên cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua bảng số liệu dưới đây:

35

Bảng 2.8. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty CP XNK Hóa chất và Thiết Bị Kim Ngưu

Các chỉ tiêu

Tổng doanh thu (trđ) LNST (trđ)

Vốn lưu động (trđ) Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ (%) =

Sức sản xuất của VLĐ (vòng) =

Vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ (%) =

Sức sản xuất của VCĐ (vòng) =

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Phịng Tài chính – Kế tốn Từ bảng số liệu trên, ta thấy tỷ

suất lợi nhuận trên vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của cơng ty đều có xu hướng ổn định vào giai đoạn 2018 – 2020. Đạt lần lượt 0,1% đối với vốn lưu động và 0,2% đối với vốn cố định (tức là 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,1 đồng lợi nhuận và 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 0,2 đồng lợi nhuận). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định đang cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Đến năm 2021 thì tình trạng ổn định này ở cả 2 nguồn vốn đều khơng cịn nữa, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu độn trong 6 tháng đầu năm

2021 giảm 87,5 % so với 6 tháng đầu năm 2020. Đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cũng không khả quan hơn khi tỷ suất này chỉ đạt 0,03%, tương ứng giảm 70% so với 6 tháng đầu năm 2020. Tỷ suất này giảm là do lợi nhuận của công ty năm 2021 đang giảm mạnh so với năm 2020.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU hóa CHẤT và THIẾT bị KIM NGƯU (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w