Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
4.3.2. Tổ chức tốt việc thực hiện quản lý thuế
4.3.2.1. Xây dựng quy trình phù hợp về quản lý thuế đối với HKD cá thể Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục Thuế thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; đảm bảo công khai, minh bạch trong q trình quản lý, lập bộ, tính thuế theo đúng các quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật.
Theo đó, quy trình phải qui định cụ thể các bước thực hiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh từ khâu quản lý danh bạ hộ kinh doanh; phân loại hộ kinh doanh cá thể để quản lý; quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn như: tính thuế, lập sổ thuế, công khai thuế, phát hành thông báo thuế, tổ chức thu nộp thuế, xét miễn, giảm thuế cho các hộ kinh doanh.
Nội dung, trình tự thực hiện cơng việc quản lý hộ kinh doanh quy đinh tại quy trình phải phù hợp với quy định của các quy trình quản lý khai thuế,
nộp thuế và kế tốn thuế, quy trình tun truyền hỗ trợ người nộp thuế, quy trình quản lý nợ…
Các quy trình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể trước đây tập trung vào quản lý đối với các hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định. Cùng với việc yêu cầu tất cả các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn, quy trình quản lý phải được xây dựng chặt chẽ từ khâu lĩnh, sử dụng, thanh tốn hóa đơn đến trình tự các bước kê khai, nộp thuế. Mục tiêu là để người nộp thuế tự khai, tự nộp nhưng phải giảm thiểu về mặt thời gian, đơn giản trong cách tính trên cơ sở đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ kê khai thuế, hướng cho người nộp thuế đến các dịch vụ tại bộ phận “một cửa”. Trên thực tế, các quy trình sẽ được xây dựng tương tự như việc quản lý đối với các đối tượng là loại hình doanh nghiệp. 4.3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Thứ nhất, thực hiện việc phân cấp nguồn thu từ các hộ kinh doanh cá
thể cho UBND các xã, phường thay vì uỷ nhiệm thu tồn bộ các khoản thu từ các hộ kinh doanh cá thể cho UBND các phường xã (đối với các hộ kinh doanh trên đường phố, ngõ, xóm) và Ban quản lý chợ (đối với các hộ kinh doanh trong chợ. Vì thực chất của uỷ nhịêm thu là hợp đồng công việc mà đã là hợp đồng cơng việc thì có thể nhận và cũng có thể khơng, do đó trách nhiệm pháp lý không cao. Gắn chặt trách nhiệm của UBND các xã, phường và cán bộ được phân công nhiệm vụ thu bằng Luật pháp, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi. Cơ quan thuế chỉ hướng dẫn nghiệp vụ, tổng hợp số liệu và kiểm tra việc thực hiện của cơ quan được uỷ nhiệm thu, cơ quan thuế sẽ thực hiện tập huấn nghiệp vụ thu thuế cho các uỷ nhiệm thu để đảm bảo kỹ thuật hành thu tối thiểu trên chứng từ thu, hạn chế sai sót.
Thứ hai, mơ hình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể theo hướng phân
cấp nguồn thu sẽ chuyển công việc thu thuế của cán bộ đội thuế phường xã thành việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát là chủ yếu. Như vậy Đội thuế
các xã, phường sẽ tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các hộ. Việc lập bộ thuế, thông báo thuế, giải quyết miễn, giảm thuế vẫn phải do cơ quan thuế thực hiện.
Thứ ba, các Đội thuế tổ chức bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ ngay tại Đội
thuế phường xã để giải quyết các vướng mắc kịp thời cho người nộp thuế và cả cơ quan được uỷ nhiệm thu thuế. Điều này do trên thực tế, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của Chi cục thuế đang thực hiện cơ chế “một cửa” để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, tuy nhiên đối tượng mới chỉ các là các loại hình doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Tỷ lệ các hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ này là rất ít. Việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ của các hộ sẽ tăng lên khi uỷ nhiệm thu toàn bộ các hộ kinh doanh và yêu cầu bắt buộc trong sử dụng hoá đơn. Việc các Đội thuế hiện đang được bố trí theo đúng địa bàn quản lý cũng thuận tiện cho công tác hỗ trợ, tuyên truyền hơn.
Thứ tư, do việc thu thuế các hộ kinh doanh cá thể đã được giao cho
UBND các phường, xã nên về tổ chức bộ máy đội thuế các xã, phường được thu hẹp lại ưu tiên cho công tác tuyên truyền và kiểm tra hồ sơ khai thuế, như vậy việc quản lý đối với các đối tượng nộp thuế sẽ rất chuyên sâu. Về chức năng cưỡng chế nợ thuế ở Chi cục thuế sẽ giao cho Đội kiểm tra thuế thực hiện. Với mơ hình quản lý gộp người nộp thuế khơng chia ra thành khu vực theo các loại hình tại Chi cục thuế như hiện nay, các Đội tham mưu tại Văn phòng Chi cục thuế đang thực hiện theo chức năng đối với tất cả các đối tượng, dẫn đến việc chia nhỏ việc tại các Đội tham mưu theo đối tượng, công tác luân chuyển chứng từ và số liệu gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc do mất thời gian để cung cấp số liệu, sai lệch về số liệu không được chỉnh sửa kịp thời, dẫn đến sai theo hệ thống.
Thứ nhất, ban hành khung pháp lý đủ mạnh và cần thiết để tất cả hộ
kinh doanh cá thể bắt buộc sử dụng hố đơn bán hàng khi có các cung ứng về hàng hố, dịch vụ.
Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 đã từng bước ổn định và đi vào đời sống, ở một bộ phận hộ kinh doanh cá thể nhất định việc sử dụng hoá đơn bán hàng đã trở thành một thứ văn hoá trong kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng lớn các hộ kinh doanh khơng sử dụng hóa đơn. Chính phủ cần có những quy định bắt buộc để mọi hộ kinh doanh cá thể phải sử dụng hoá đơn khi cung ứng hàng hố, dịch vụ. Thơng qua việc sử dụng hoá đơn bán hàng sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý được doanh thu bán hàng một cách kịp thời, chính xác và minh bạch.
Để làm được điều này ngoài biện pháp tăng cường tuyên truyền sâu, rộng trong các tầng lớp kinh doanh cịn phải tích cực kiểm tra, răn đe, sử lý các trường hợp bán hàng khơng xuất hố đơn. Đồng thời phải khuyến khích, động viên các trường hợp chấp hành nghiêm túc chế độ sử dụng hoá đơn bán hàng. Hiện nay chúng ta đang áp dụng chế độ miễn thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh có thu nhập dưới mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định (tại địa bàn huyện Quế Võ con số này thường chiếm khoảng 35 % tổng số hộ kinh doanh); một số hộ kinh doanh nhỏ không đăng ký kinh doanh, phát sinh doanh thu không thường xuyên nhưng phát sinh doanh thu trên 100.000 đồng khi bán hàng hố, cung cấp dịch vụ nếu có u cầu sẽ được cấp hố đơn lẻ.
Còn lại, tất cả các hộ kinh doanh có mức thu nhập trên mức lương tối thiểu thuộc đối tượng phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh và kê khai nộp thuế. Đối với các hộ này, yêu cầu bắt buộc là phải sử dụng hoá đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ: Hoá đơn sẽ được phát hành riêng cho hộ kinh doanh cá thể này. Hoá đơn chỉ gồm 02 liên: 01 cho khách hàng, 01 lưu. Đảm bảo không lẫn với hố đơn của loại hình doanh nghiệp khác do cách thức quản lý
khác nhau, đồng thời sẽ hạn chế được tệ nạn mua bán hoá đơn trái phép do hố đơn khơng sử dụng được rộng rãi. Ngồi ra, cần tiếp tục khuyến khích các hộ thực hiện Chế độ kế toán hộ kinh doanh, thực hiện kê khai thuế theo cách thức doanh thu trừ chi phí khi tập hợp được chi phí, tức là tương tự cách thức kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đối với các hộ này, có chính sách khuyến khích kê khai thuế như đối với loại hình doanh nghiệp nhằm hướng các hộ này đến hình thức tổ chức theo doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi về thuế suất (Ví dụ: Giảm tỷ lệ trên thuế suất) để đảm bảo nộp thuế ít hơn các hộ không thực hiện chế độ kế tốn. Các hộ cịn lại sẽ nộp thuế trực tiếp theo doanh thu trên hoá đơn.
Đồng thời với việc yêu cầu tất cả các hộ kinh doanh sử dụng hoá đơn, cũng cần phải có chế tài buộc mọi người đi mua hàng hoá, dịch vụ phải lấy hoá đơn từ người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm đối với hành vi bán hàng khơng xuất hố đơn, đồng thời hộ kinh doanh còn bị xử phạt hành vi trốn thuế theo số lần thuế trốn trên doanh thu khơng xuất hố đơn. Bên cạnh đó, phải có chính sách khuyến khích các hộ kinh doanh sử dụng hố đơn để tạo thói quen và tiền đề cho việc quản lý về sau. Đồng thời, có chính sách khuyến khích người dân sử dụng hố đơn.
Ngồi ra, cần tăng cường tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh để làm cơ sở, làm căn cứ pháp lý để thu thuế. Nắm vững khâu kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh, đây là khâu quản lý vĩ mô quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và là một khâu đi đầu trong quản lý thu thuế, làm tiền đề thực hiện các điều khoản của các luật thuế có căn cứ pháp lý.
Thứ hai, phương pháp tính thuế GTGT, TNCN phải đơn giản, dễ hiểu,
Kể từ khi Luật thuế GTGT có hiệu lực 01/01/1999 đến nay chúng ta thấy một thực tế là thay đổi quá nhiều, thay đổi liên tục, văn bản trước chưa kịp thực hiện thì đã có văn bản sau sửa đổi, bổ sung. Hiện nay, phương pháp tính thuế GTGT tương đối đơn giản, dễ tính. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo 4 mức: 1%, 2%, 3%, 5%.
Về thuế thu nhập cá nhân: Sau khi tính được thu nhập chịu thuế thì căn cứ vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính thuế TNCN như hiện nay theo tơi là q phức tạp. Nên chăng sau khi tính được thu nhập chịu thuế thì chỉ cần quy định các loại thuế xuất tương ứng.
Ba là, để tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể Chính phủ cần có những nghiên cứu đầy đủ về kinh tế cá thể để đề ra những chính sách quản lý cho phù hợp.
Hộ kinh doanh cá thể là một bộ phận quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân, có đóng góp rất nhiều trong phát triển kinh tế, xã hội trong cộng đồng sản xuất kinh doanh Việt Nam, các cơ sở không được coi là doanh nghiệp và bị tách khỏi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, hầu hết các chính sách đều chủ yếu hướng tới chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp. Do vậy, đến nay nước ta vẫn chưa có quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển và chính sách ưu đãi đầu tư cho các cơ sở như đã thực hiện với các doanh nghiệp. Với những đặc trưng vốn có của nó, kinh tế cá thể cần được nhìn nhận một cách đầy đủ, tồn diện để từ đó đề ra các chính sách quản lý trên cả ba lĩnh vực: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm. Cần có những quy định chặt chẽ từ khâu thành lập, tổ chức, giải thể, phá sản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đầy đủ của thành phần kinh tế này, tương xứng và công bằng với các thành phần kinh tế khác.