1.2. Quản lý chính sách sản phẩm
1.2.2. Quản lý danh mục sản phẩm
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế đều lựa chọn chính sách đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng và liên tục thay đổi của khách hàng. Bên cạnh đó việc lựa chọn chính sách đa dạng hóa sản phẩm cũng nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong tƣơng lai đối với sản phẩm kinh doanh bảo hiểm.
Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp lựa chọn chính sách đa dạng hóa sản phẩm với danh mục và tuyến sản phẩm rất phong phú (trung bình mỗi doanh nghiệp hiện đang cung cấp trên dƣới 100 sản phẩm bảo hiểm các loại). Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải nghiên cứu, xem xét hai vấn đề rất quan trọng trong việc xây dựng danh mục sản phẩm và tuyến sản phẩm đó là: những căn cứ để đề nghị danh mục sản phẩm & tuyến sản phẩm và công tác đánh giá danh mục sản phẩm & tuyến sản phẩm.
Bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào khi xây dựng danh mục sản phẩm và tuyến sản phẩm đều phải dựa vào một số căn cứ nhƣ sau:
- Dựa vào lợi thế cạnh tranh và thế mạnh của công ty trong việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm. Ví dụ: Cơng ty bảo hiểm Bƣu điện với thế mạnh là sự ủng hộ của tập đoàn VNPT nên đƣa ra danh mục sản phẩm với rất nhiều sản phẩm bảo hiểm liên quan đến tài sản và thiết bị viễn thông; Công ty bảo hiểm Liberty với thế mạnh liên kết đƣợc với các hãng ô tô nên đề nghị danh mục sản phẩm với nhiều sản phẩm liên quan đến bảo hiểm ô tô; Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt với mạng lƣới rộng khắp đề nghị danh mục sản phẩm với nhiều sản phẩm bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm con ngƣời…
- Dựa vào tình hình thị trƣờng hiện tại và tƣơng lai: nhƣ chúng ta đã
biết nhu cầu của thị trƣờng bảo hiểm trong vòng 5 năm tới sẽ là bảo hiểm con ngƣời (các sản phẩm bảo hiểm tai nạn, sức khỏe, chi phí y tế…) vì một loạt những sự thay
đổi vĩ mơ nhƣ chi phí y tế tăng gấp 5 đến 10 lần hiện nay, đời sống vật chất đƣợc nâng lên con ngƣời sẽ đầu tƣ cho sức khỏe của mình nhiều hơn… nhƣ vậy, khi đề nghị danh mục sản phẩm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo đƣợc “tính tƣơng lai” của danh mục đó.
- Danh mục sản phẩm và tuyến sản phẩm phải linh hoạt và dễ thay đổi: mỗi danh mục sản phẩm có thể rất phù hợp với khoảng thời gian này nhƣng khơng cịn phù hợp với khoảng thời gian khác do các yếu tố về thị trƣờng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh đã thay đổi. Vì vậy, một trong những căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm đề nghị tuyến sản phẩm của mình là phải đảm bảo tính linh hoạt của danh mục.
Bên cạnh việc đề nghị danh mục sản phẩm, doanh nghiệp bảo hiểm cịn phải ln thực hiện công tác đánh giá danh mục sản phẩm. Danh mục sản phẩm không thể cứng nhắc mà phải luôn điều chỉnh và sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn thời gian của thị trƣờng, công tác đánh giá danh mục sản phẩm để doanh nghiệp bảo hiểm có thể thêm sản phẩm nào? bớt sản phẩm nào? thay đổi sản phẩm nào? đôi khi trong danh mục sản phẩm phải thay đổi cả một tuyến sản phẩm nhƣng cũng có thể chỉ thay đổi một vài sản phẩm trong một tuyến sản phẩm. Bên cạnh đó vẫn có những sản phẩm ln ln tồn tại trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm bất kể khơng gian và thời gian, vì thế danh mục sản phẩm càng phải linh hoạt và luôn đƣợc điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ: có những giai đoạn trong danh mục sản phẩm đều là sản phẩm mới; cũng có những giai đoạn đan xen giữa sản phẩm mới và sản phẩm cũ… Xây dựng danh mục sản phẩm và đánh giá danh mục sản phẩm là một trong những vấn đề sống cịn của doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trƣờng, nếu danh mục sản phẩm không phù hợp với thị trƣờng thì rất có thể doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng “chƣa khai sinh đã khai tử” vì có sản phẩm mới có các yếu tố khác, có sản phẩm mới có khách hàng, có sản phẩm mới có thị trƣờng, có sản phẩm mới có doanh thu, lợi nhuận… Nhƣ vậy, có thể nói rằng việc quản lý danh mục sản phẩm là việc làm vô
cùng cần thiết, quan trọng và phải đƣợc làm thƣờng xuyên, liên tục trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.