CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
Giáo dục học chiếm một vị trí quan trọng trong giải quyết các vấn đề giáo dục, nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội ở mỗi quốc gia, do vậy mà các nguyên tắc dạy học đã ra đời phục vụ cho việc dạy và học giữa thầy cô và HS hơn.
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt tồn bộ hoặc một giai đoạn nhất định địi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo, nói khác theo cách khác thì ngun tắc là tư tưởng chỉ đạo quy tắc cơ bản, yêu cầu cơ bản đối với hoạt động và hành vi rút ra từ tính quy luật được khoa học thiết lập. Cũng giống như nguyên tắc vậy, nguyên tắc dạy học cũng có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng mang một nội dung chính là muốn cho người học hiểu được bài. Chúng ta có thể xem qua 2 khái niệm dưới đây:
- Nguyên tắc dạy học là một hệ thống nhiều luận điểm, mỗi nguyên tắc nhấn mạnh một khía cạnh của q trình dạy học, nói cách khác nguyên tắc dạy học là luận điểm cơ bản cần phải dựa vào khi giảng dạy những vấn đề khoa học - Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của q trình dạy học.
Nguyên tắc dạy học là phạm trù lịch sử, lịch sử phát triển nhà trường và lý luận nhà trường đã chỉ ra rằng mục đích giáo dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của sự phát triển xã hội đã dẫn tới sự biến đổi các nguyên tắc dạy học, với lý luận dạy học phải nhạy bén nắm bắt sự biến đổi những yêu cầu
của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đó xây dựng hệ thống những nguyên tắc dạy học chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi đến mục đích và đồng thời cũng cần bảo tồn và hồn thiện những phương pháp dạy học trước đây mà chưa mất ý nghĩa trong hoàn cảnh mới của nhà trường.
2.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học, tính tƣ tƣởng và tính thực tiễn
- Tốn học nói chung và mơn tốn trong nhà trường phổ thơng nói riêng bản thân đã mang tính khoa học, đã có sự thống nhất, tính chặt chẽ logic giữa khoa học, tư tưởng, thực tiễn.
Vì vậy trong quá trình dạy học người GV phải trang bị cho HS những tri thức tốn học chính xác cả về mặt tốn học, triết học thơng qua đó bồi dưỡng cho họ đức tính chính xác, logic, một phẩm chất khơng thể thiếu ở người lãnh đạo, hình thành ở người học phương pháp suy nghĩ, cách thức làm việc của khoa học tốn học tức là nhìn nhận xem xét một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội trong trạng thái vận động, biến đổi, biện chứng phụ thuộc lẫn nhau, tác đơng qua lại lẫn nhau và chuyển hóa theo quy luật lượng đổi chất đổi. VD: Trong hàm số mối liên hệ phụ thuộc giữa biến và hàm phát triển tư duy cũng như trong giải phương trình, hệ phương trình thỏa mãn quy luật lượng đổi chất đổi. Đây chính là cơ hội để hình thành cho học sinh một thế giới khách quan và làm như vậy người học trị có cơ hội liên hệ giữa tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn trong q trình.
- Tuy nhiên để đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn thì q trình học tập mơn tốn trong trường học THPT không được áp đặt cứng nhắc mà phải có sự uyển chuyển hợp lý, loogic theo đúng bản chất tức là thể hiện đặc thù môn tốn phổ dụng, tồn bộ, nhiều tầng.
2.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tƣợng
Ngày nay trong mơn tốn người ta không chỉ sử dụng con đường từ cụ thể tới trừu tượng mà còn sử dụng từ trừu tượng tới cụ thể. Nên dùng con đường nào thì tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung dạy học vào đặc điểm của người học
- Bản thân các tri thức khoa học nói chung tri thức tốn nói riêng là một sự thống nhất giữa cái cụ thể và trừu tượng . Do đó ta phải dạy cho người học mối liên hệ giữa cụ thể và trừu tượng, giữa cái mới và cái cũ trên cơ sở logic và trừu tượng.
- Việc chiếm lĩnh một nội dung trừu tượng cần kèm theo sự minh họa nó bởi những cái cụ thể. Nếu khơng có sự cụ thể hóa thì cái trừu tượng sẽ trở thành hình thức trống rỗng.
- Mặt khác, khi làm việc với những cái cụ thể cần hướng tới những cái trừu tượng, có như vậy mới gạt bỏ được những dấu hiệu không bản chất để nắm cái bản chất, mới gạt bỏ được cái cá biệt để nắm được quy luật.
- Nói về tri thức tốn học ln có mối quan hệ biện chứng giữa cái cụ thể và trừu tượng, vốn dĩ toán học là sự thống nhất giữa cụ thể và trừ tượng.
Vì vậy cần tạo cho người học tìm hiểu, vận dụng đồng thời không thiên về cụ thể hay trừu tượng mà phải kết hợp hài hòa để người học kiến tạo được tri thức 1 cách tự nhiên nhất.
Là 1 trong những nguyên tắc dạy học trong mơn tốn khơng thể thiếu.
2.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính đồng loạt và tính phân hóa phân hóa
Tính đồng loạt và phân hóa trong dạy học cũng là hai mặt tưởng chừng mâu thuẫn nhưng thực ra thống nhất với nhau.
- Một mặt, phân hóa tạo điều kiện thuận lợi cho dạy học đồng loạt. Dạy học phân hóa tính tới trình độ phát triển, đặc điểm khác nhau của HS. Điều đó làm cho mọi HS đều đạt được những yêu cầu cơ bản làm tiền đề cho những pha dạy học đồng loạt.
- Mặt khác, trong dạy học đồng loạt bao giờ cũng có yếu tố phân hóa. Trong thực tế khơng có sự dạy học đồng loạt tuyệt đối khơng phân hóa. - Một khía cạnh quan trọng của sự đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa là đảm bảo chất lượng phổ cập đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về toán.
- Người dạy phải đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt, phân hóa. Đồng loạt, phân hóa tạo điều kiện cho nhau, đạt được mục tiêu bài học, mục đích bài dạy tức là tiến tới trình độ chung, mặt bằng chung về tri thức, kỹ năng trên cơ sở trình độ nhận thức, lứa tuổi người học.
Như vậy phân hóa tạo điều kiện thuận lợi cho đồng loạt, ngược lại dạy học đồng loạt bao giờ cũng là những yếu tố phân hóa nội tại trong chính bài học, nội dung đó và trong thực tế dạy học khơng có sự dạy học đồng loạt tuyệt đối khơng phân hóa.
Như vậy để đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa thì chúng ta trong quá trình dạy khi đồng loạt cần tăng cường phân hóa nội tại, khi phân hóa cần thiết lập những điều kiện cơ bản để học sinh tiến tới đồng loạt.
2.1.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển. phát triển.
Việc dạy học mục tiêu ở trường THPT nói riêng cả trung học nói chung một mặt yêu cầu đảm bảo tính vừa sức để người học có thể chiếm lĩnh được tri thức , rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nhưng mặt khác lại phải địi hỏi sự khơng ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của người học.
Đó là hai mặt của sự phát triển thống nhất tưởng chừng như mâu thuẫn. Vì vừa sức khơng phải là q khó nhưng cũng khơng có nghĩa là q dễ. Ở đây nói đến năng lực, trình độ người học, đồng thời người học cũng phải biết rằng quá trình nhận thức ln ln phát triển, luôn luôn nâng cao yêu cầu và việc nâng cao yêu cầu này đạt tới trình độ nào.
Như vậy người dạy ln ln có ý thức cho việc đảm bảo thống nhất giữa tính vừa sức và phát triển trong một lân cận vừa đủ.
2.1.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy và tính tự giác, tích cực, chủ động của trò
Trong dạy học cần đảm bảo sự thống nhất hài hòa giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trị, vì thầy và trị cũng hoạt động
nhưng những hoạt động có chức năng khác nhau. Đối với thầy: thiết kế, điều khiển. Đối với trị: học tập tự giác tích cực. Ở đây thể hiện sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy với vai trò chủ động, tự giác, tích cực của trị và hoạt động học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Do đó người thầy phải thực hiện đầy đủ các chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình, đó là thiết kế, điều khiển, tổ chức và thể chế hóa. Như vậy bài học mới có hiệu quả thực sự.
Tóm lại, các nguyên tắc dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau, nội dung của từng nguyên tắc đan kết với nhau hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo thực hiện quá trình dạy học mơn tốn đạt được hiệu quả như mong muốn.