Đánh giá và lựa chọn phương pháp đo nghiên cứu, cải tiến

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO KÍCH THƯỚC HẠT MƯA

1.2. Đánh giá và lựa chọn phương pháp đo nghiên cứu, cải tiến

Trong phương pháp đo bằng mức hoặc một xung quang điện như mơ hình Thies LPM và Parsivel, kích thước hạt nội suy từ biên độ cực đại của xung. Trong phương pháp đo bằng hai xung quang điện, kích thước hạt được tính từ giá trị tương đối của biên độ hai xung. Cách tiếp cận đo bằng hai xung giảm thiểu được ảnh hưởng của nhiễu trong kênh thu quang và yêu cầu về chất lượng của hệ quang. Đồng thời, phép đo cũng cho phép thực hiện được ở môi trường truyền dẫn hoặc hấp thụ khác nhau [23,24].

Như vậy, theo Luật số Lớn (Weak Law of Large Numbers), việc sử dụng phương pháp đo bằng hai xung để nội suy ra đường kính hạt có xác suất ra được kích thước đúng lớn hơn. Do đó trong luận án lựa chọn phương pháp đo này để nghiên cứu, nâng cao độ chính xác của kết quả đo kích thước hạt.

Xét về mơ hình đo, cách thức xử lý dữ liệu đã được các tác giả đề xuất trong phương pháp đo kích thước hạt bằng hai xung, bảng 1.3 đưa ra các đánh giá như sau:

Bảng 1.3. So sánh, đánh giá các công trình nghiên cứu đo bằng hai xung Nghiên cứu của D. V. Nghiên cứu của D. V.

Kiesewetter và V. I.

Malyugin [14, 16]

Nghiên cứu của Bryson Evan Winsky [6]

Mơ hình Đơn giản Phức tạp, cồng kềnh hơn

Biểu thức tính Đơn giản có khả năng

nhúng được trên vi xử lý tốc độ cao

Phức tạp, khả năng nhúng trên vi xử lý thấp

Từ những tìm hiểu và phân tích trên đây, luận án chọn phương pháp đo kích thước hạt bằng hai dải sáng chiếu tới cảm biến quang với phần cứng theo mẫu trong phịng thí nghiệm do D. V. Kiesewetter và V. I. Malyugin đề xuất để nghiên cứu, nâng cao độ chính xác của kết quả đo kích thước hạt.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống đo mưa sử dụng phương pháp quang học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)