GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 70 - 79)

phẩm tín dụng, kiểm sốt chất lượng và đảm bảo tỷ trọng cho vay hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, cụ thể:

- Áp dụng cơ chế quản lý và sử dụng vốn linh hoạt. Nắm bắt thông tin kinh tế địa phương kịp thời, tạo ra đa dạng các sản phẩm cho vay thu hút mọi đối tượng khách hàng. Thực hiện các biện pháp khuyến mại, tặng quà, …

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá và thẩm định khách hàng dựa theo các điều kiện cho vay theo quy định, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang đảm bảo mục tiêu an tồn, hiệu quả, tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng về tài chính, kinh doanh đạt hiệu quả cao, các dự án đầu tư có khả thi nhất là trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng, du lịch.

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hoạt động, giảm rủi ro tín dụng. Đồng thời, tạo nên mạng lưới khách hàng rộng lớn và quy củ hơn.

- Cho vay đối với các hồ sơ vay vốn lớn cần có sự kiểm tra, giám sát của ban quản lý ngân hàng, các hồ sơ vay vốn có nguồn gốc thanh tốn rõ ràng. Đảm bảo quy trình thẩm định, kiểm sốt vay vốn tốt, giảm thiểu rủi ro khơng đáng có.

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH HÀ GIANG HÀNG BIDV – CHI NHÁNH HÀ GIANG

 Tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có thể hạn chế rủi ro bằng một số biện pháp sau:

- Thành lập một phịng kiểm sốt nội bộ ngay tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang. Việc này giúp cho cán bộ ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình hơn, và cũng giúp ngân hàng có sự kiểm sốt rủi ro chặt chẽ và rõ ràng hơn.

- Nắm bắt thơng tin khách hàng, phân tích năng lực điều hành quản lý, năng lực pháp lý, tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá chính xác và sàng lọc khách hàng khi cho vay. Ngân hàng nên phân loại khách hàng để có chiến lược phù hợp.

- Hạn chế cho vay đối với khách hàng khơng có tài sản đảm bảo hay đối với dự án sản xuất mà thị trường chưa ổn định.

- Cán bộ tín dụng phải xem xét, đánh giá kỹ càng vật đảm bảo theo những tiêu chuẩn sau: giá thị trường, thị trường tiêu thụ và khả năng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong tương lai.

- Phải chia sẻ rủi ro, tránh tập trung vốn vào một số ít khách hàng, một số ngành, lĩnh vực kinh tế. Nếu tập trung vốn tín dụng vào một ngành, một số ít khách hàng thân thiết hay một lĩnh vực nào đó thì khi rủi ro xảy ra, khó có thể thu hồi vốn thì việc mất vốn của ngân hàng là khơng thể tránh khỏi, có thể làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.

- Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách thường xun phân tích nợ q hạn để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đồng thời cần có những biện pháp khắc phục nợ quá hạn

 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt.

Một chính sách lãi suất linh hoạt sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang so với ngân hàng đối thủ cùng khu vực. Hoặc với một chính sách lãi suất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang cũng sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng hơn. Để làm được điều này, ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình kinh tế của tỉnh, thơng tin về các dự án của Nhà nước,…. Việc nắm bắt sớm các thông tin này giúp ngân hàng sẽ đưa ra những chính sách lãi suất đúng đắn hơn, tránh rủi ro tín dụng và đem lại hiệu quả

cao hơn. Hội sở chính đề ra chính sách lãi suất để áp dụng trên tất cả các chi nhánh. Cịn các chi nhánh có một biên độ dao động lãi suất nhất định để điều chỉnh lãi suất. Vì vậy ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang sẽ đưa ra mức lãi suất theo biên độ dao động được phép và xin ý kiến cua trụ sở chính. Mức lãi suất này có thể áp dụng cho một số khách hàng như khách hàng ưu tiên, khách hàng thân thiết hoặc khách hàng mà tại thời điểm đó ngân hàng cần thu hút (ví dụ khách hàng kinh doanh lĩnh vực du lịch, xây dựng,...). Điều này sẽ tạo nên 1 lợi thế cạnh tranh của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang so với các ngân hàng khác cùng khu vực.

 Thiết kế các sản phẩm cho vay đặc trưng

Với vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang cần đưa ra những sản phẩm cho vay có tỉnh đặc trưng hơn. Ví dụ, có thể đưa ra các sản phẩm cho vay có nhiều ưu đãi đối với ngành du lịch. Trong thời gian gần đây, ngành du lịch của tỉnh Hà Giang đang phát triển mạnh mẽ, những sản phẩm gắn liền với ngành này sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn và tạo ra mạng lưới khách hàng rộng lớn. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang cũng đang có xu thế phát triển du lịch trong tương lai vì vậy ngân sách Nhà nước dành cho ngành này sẽ nhiều hơn. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng này sẽ giúp ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng khác. Trụ sở chính của ngân hàng BIDV mới có quyền đưa ra các sản phẩm mới áp dụng trên các chi nhánh trong cả nước. Cịn ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có thể thiết kế sản phẩm đặc trưng với tình hình tỉnh Hà Giang như sản phẩm gắn liền với du lịch, sau đó xin phê duyệt từ trụ sở chính.

 Chính sách thu hút vốn hợp lý

Một số biện pháp thu hút vốn mà ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có thể áp dụng như:

- Tăng thêm điểm giao dịch ở các huyện khấc, đổi mới phong cách giao dịch, tiếp xúc lịch thiệp, nhiệt tình phục vụ theo yêu cầu hợp lý của khách hàng nhất là khách hàng có số lượng tiền gửi lớn và thân thiết.

- Đa dạng phương thức huy động với cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với tập quán, tâm lý dân cư và tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh.

- Song song với việc huy động vốn, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang có thể đảm bảo sự nhanh chóng và sẵn sàng khi khách hàng có nhu cầu rút vốn và đáp ứng được khi khách hàng gửi một nơi và rút được ở nhiều nơi. Tăng thêm lượng máy ATM tại tỉnh Hà Giang.

- Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng đặc biệt là yếu tố về công nghệ. Công tác thanh toán của ngân hàng tốt sẽ thu hút khách hàng gửi tiền, đặc biệt là với những khách hàng ở những khu vực vùng núi cao, không thuận tiện trong việc đi lại.

- Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi khi có các sản phẩm huy động vốn mới. Đây là một việc rất cần thiết với ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang, điều này sẽ làm cho khách hàng biết đến ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng. Có như vậy mới góp phần làm tăng thêm niềm tin nơi khách hàng.

- Ngân hàng cần duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức kinh tế, cá nhân đang gửi tiền tại ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng nên tặng quà khuyến mãi cho những người có vai trị quyết định, có chính sách ưu đãi khi đồng thời sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, tài trợ cho một số hoạt động của doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng nên có quà vào những dịp đặc biệt như ngày thành lập ngân hàng, Tết,…

 Nâng cao hiệu quả thẩm định dự án vay vốn

Khâu thẩm định cho vay được xem là khâu quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi nợ gốc và lãi của ngân hàng, nếu khâu này làm khơng tốt thì các bước tiếp theo sẽ gặp khó khăn, sẽ dẫn tới nợ q hạn và nợ khó địi, thậm chí cịn là nợ khơng thu hồi được. Vì vậy, trong khâu này, địi hỏi ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang cần có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ, khả năng nắm rõ khách hàng tốt. Cần đưa thêm một cán bộ lãnh đạo của ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang vào q trình thẩm định dự án vay vốn.

Ngồi một số phương pháp truyền thống như xác định chỉ tiêu IRR, NPV để xác định hiệu quả tài chính của dự án cịn cố một số phương pháp khác như phương pháp hệ số tin cậy, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả đang được các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Ngân hàng nên học tập và sử dụng nhiều phương pháp để thẩm định có độ chính xác cao và khả năng cho vay an toàn hơn.

 Quản lý vốn sau khi cho vay

Việc quản lý vốn trong và sau khi cho vay là rất quan trong, điều này để nhằm định lượng rủi ro, ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Cho nên sau khi cho vay, ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích, hoặc xảy ra sự cố có thể dẫn tới việc khơng trả được khoản vay, ngân hàng cần có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Một số biểu hiện của doanh nghiệp mà qua đó ngân hàng có thể nắm bắt được thơng tin như:

- Doanh nghiệp chậm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh. Việc này có thể dùng để che đậy thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp

- Có biểu hiện trốn tránh hoặc thối thác khi ngân hàng tới kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu tiền, rút séc vượt giá trị tiền gửi,…

- Có những thay đổi bất thường trong nội bộ doanh nghiệp như thay đổi ban lãnh đạo, giám đốc từ chức hoặc bỏ trốn,…

- Các rủi ro do thiên tai gây ra ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hay tiến trình thực hiện dự án

Trong q trình giám sát nếu khách hàng có những biểu hiện gian dối, sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải kiên quyết khơng giải ngân nữa hoặc thu hồi nợ trước thời hạn.

 Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Để hạn chế nợ quá hạn, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang cần có biện pháp kiểm tra giám sát từ khâu thẩm định đến khâu quản lý tiền vay, giám sát khách

hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngồi ra, ngân hàng có thể sử dụng một số biện pháp sau:

- Tập trung ý kiến chuyên viên phối hợp với hội đồng tín dụng, nghiên cứu biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ khó địi và tìm biện pháp xử lý. Hằng năm ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang phải thường xuyên phân tích rủi ro, dự báo các rủi ro tiềm ẩn.

- Phân loại nguyên nhân nợ quá hạn, tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.

- Trong q trình thẩm định, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu kỹ nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng và tư cách của người vay.

- Ưu tiên cho vay với các khách hàng có uy tín, có chỉ số tín nhiệm cao, trả nợ vay ngân hàng đúng hạn, các khách hàng mới vay vốn lần đầu nhưng dự án vay vốn có hiệu quả, tư cách tốt và có tài sản thế chấp đảm bảo

- Gia tăng cho vay với khách hàng có dự án có tính khả thi cao, tư vấn cho khách hàng những phương án kinh doanh hiệu quả để doanh nghiệp có thể vực dậy. Giải pháp này giúp cho khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Khi các khoản vay khơng cịn cách nào để thu hồi, ngân hàng cần nhanh chóng thực hiện các thủ tịch để thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc yêu cầu người bảo lãnh trả nợ cho ngân hàng, để đảm bảo lợi ích của ngân hàng và xóa nợ cho khách hàng.

- Tăng cường thu hồi nợ quá hạn cho ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang bằng các biện pháp như kiểm tra thường xuyên các khoản vay chưa trả. Bên cạnh đó, phân loại tín dụng theo mức độ rủi ro, thường xuyên theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp để có thể phát hiện kịp thời các khó khăn của đơn vị, qua đó đưa ra giải pháp, giúp cho đơn vị tháo gỡ những khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh và để việc hồn trả nợ cho ngân hàng khơng gặp trở ngại.

 Xây dựng chính sách cơ cấu vay vốn hợp lý

Để nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư, địi hỏi ngân hàng cần có kênh thu hút vốn. Đặc trưng của tín dụng đầu tư là thời gian sử dụng vốn kéo dài, nếu ngân hàng

không tổ chức nguồn vốn tốt thì hiệu quả sử dụng vốn cũng khơng cao. Để tổ chức tốt cơ cấu vốn ngân hàng cần làm các cơng tác sau:

- Ngân hàng cần có quy định phương hướng cho vay trong thời gian dài, tối thiểu 3 năm trở nên. Trong đó, xác định mục tiêu đầu tư như là cho vay với các dự án xây dựng trường học hoặc cho vay doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ,… đồng thời xây dựng danh mục khách hàng có thể đặt quan hệ tín dụng trong tương lai.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra vốn đầu tư, tránh sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tránh cho vay đảo nợ.

- Đa dạng hóa các hình thức tạo nguồn, đặc biệt quan tâm tới các khoản thu hồi vốn từ các dự án đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, vì đây là các dự án có nguồn lớn có lãi suất ưu đãi. Đồng thời mở rộng cho vay đồng tài trợ, kết hợp với các ngân hàng khác để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

 Thực hiện hỗ trợ sau khi vay vốn

Để có thể thu hồi cả vốn gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau khi vay vốn. Cơng tác này ngồi việc giúp khách hàng làm ăn hiệu quả có thể trả được nợ cho ngân hàng, cịn có thể đem lại một nguồn thu nhập cho ngân hàng. Các biện pháp đó là:

- Hỗ trợ về đầu tư, tư vấn thông tin: trong dịch vụ này, ngân hàng có thể hướng dẫn khách hàng lập dự án, lựa chọn sản phẩm, tính tốn nguồn tài trợ cho dự án với lãi suất đi vay có lợi nhất cả với doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang cần có một bộ phận tư vấn riêng, có mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan thông tin chuyên môn liên quan tới lĩnh vực hoạt động của khách hàng, để nắm bắt thông tin hoạt động kinh doanh và cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết. Việc này vừa tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng vừa thu được lợi ích nhất định.

- Hỗ trợ tư vấn tài chính: ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phân tích tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w