2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà
2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Để phân tích hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, ta sẽ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng vốn huy động
40 30 20 10
-20 -30
Biểu 2.5 : Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động tại Habubank
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010 và Báo cáo kiểm toán bán niên 2011)
Qua biểu 2.5, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Habubank khá tốt từ năm 2008 - 6/2011, năm 2008 do những bất ổn trên thị trường tiền tệ vốn huy động tại Habubank giảm 0,01% so với năm 2007, sang năm 2009 với chính sách huy động hiệu quả, hợp lý, vốn huy động tăng vượt so với kế hoạch đề ra và tăng 30,04% so với năm 2008. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng của năm 2009, năm 2010 đạt mức tăng trưởng 31,84%. Trong 6 tháng đầu năm, mức huy động vốn của Habubank đã đạt 76,11% của năm 2010, đây là một con số khá ấn tượng cho mức tăng trưởng huy động của Habubank trong năm 2011. Qua đó cho thấy, tại Habubank tốc độ tăng trưởng vốn năm sau cao hơn năm trước với sự tăng trưởng khá cao, đều và ổn định.
Bên cạnh việc đánh giá tốc độ tăng trưởng vốn người ta còn đánh giá hiệu quả huy động vốn qua chỉ tiêu quy mô vốn huy động. Đánh giá quy mô vốn huy động thể hiện qua chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn (TLHTKHHĐV)
Tổng vốn huy động TLHTKHHĐV =
Kế hoạch huy động vốn
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện huy động vốn tại Habubank giai đoạn 2008-6/2011
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
TLHTKHHDV (%)
45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0
Biểu 2.6: Tình hình thực hiện huy động vốn tại Habubank giai đoạn 2008–6/2011
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010 và Báo cáo kiểm toán bán niên 2011)
Theo bảng số liệu 2.4, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn tại Habubank năm 2008 là không đạt so với kế hoạch đề ra còn hai năm 2009 và 2010 ngân hàng ln hồn thành vượt mức so với kế hoạch. Cụ thể, năm 2008 chỉ đạt 83,17% kế hoạch, nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, sự thay đổi trong chính sách điều hành của Nhà nước. Sang năm 2009, 2010 với mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh cùng các chương trình chăm sóc khách hàng thường xun, Habubank đã khơng những hồn thành mà cịn vượt 20,17% kế hoạch năm 2009, 2,38% kế hoạch năm 2010 đề ra giúp cho ngân hàng đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu sử sụng
tín và niềm tin của khách hàng, điều này đã giúp Habubank đạt 62,53% mức kế hoạch đề ra cho cả năm 2011.
2.2.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu cho vay và đầu tư
Có thể phân loại vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội theo 49
nhiều tiêu thức khác nhau như: theo kỳ hạn huy động và theo loại tiền huy động. Sự phân loại này giúp ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động, chính sách lãi suất, chính sách khách hàng phù hợp với từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể và quan trọng hơn là đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn. Trong giai đoạn 2008 - 6/2011, tỷ trọng các loại vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội được thể hiện qua bảng số liệu sau
Bảng 2.5: Tỷ trọng các loại vốn huy động huy động theo kỳ hạn tại Habubank giai đoạn 2008-6/2011 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng số
Đơn vị : Triệu đồng
Biểu 2. 7: Tỷ trọng các loại vốn huy động theo kỳ hạn tại Habubank giai đoạn 2008-6/2011
(Nguồn : Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn 2008-6/2011)
Bảng 2.6: Tỷ trọng các loại vốn huy động theo loại tiền tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng số VND 16,901,560 Ngoại
Tổng vốn
19,406,311 huy
động
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán năm 2008-Quý II.2011)
Đơn vị : Triệu đồng 30,000,000 25,578,145 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 0
Biểu 2. 8: Tỷ trọng các loại vốn huy động theo loại tiền tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán năm 2008-Quý II.2011)
Qua bảng số liệu 2.5, ta thấy vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn trung dài hạn. Năm 2008 huy động vốn ngắn hạn chiếm 94,31% tương ứng với 18.302.821 triệu đồng. Năm 2009 là 22.907.768 triệu đồng, chiếm 90,77%, giảm 3,54%. Năm 2010, tỷ trọng vốn ngắn hạn tiếp tục giảm 9,19%, đạt 27.143.978 triệu đồng. Tỷ trọng vốn ngắn hạn có tăng gần 2% trong 6 tháng đầu năm 2011, với doanh số là 21.143.978 triệu đồng. Bên cạnh đó, Habubank đã chú trọng điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, cụ thể năm 2009 lượng vốn huy động trung dài hạn đã tăng lên gần gấp đôi so với
18.42% và 16,51% trong 6 tháng đầu năm 2011. Điều này đã tạo thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn với thời hạn dài. Mặc dù vây, nguồn vốn huy động trung dài hạn tại Habubank vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng vốn huy động, điều này sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn tài trợ cho các dự án có mục đích cho vay trung và dài hạn. Trong thời gian tới, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp thích hợp để điều chỉnh tăng nguồn vốn huy động trung dài hạn giúp đảm bảo cho khả năng thanh toán của ngân hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng vốn với thời hạn dài.
Nếu xét theo loại tiền, vốn huy động bằng VND tại Habubank luôn chiếm phần lớn, trên 76% so với vốn huy động bằng ngoại tệ. Ngân hàng chỉ đạt hiệu quả huy động vốn cao khi huy động vốn phù hợp với nhu cầu cho vay và đầu tư cả về kỳ hạn và loại tiền.
2.2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Sự phù hợp hay không phù hợp giữa huy động vốn với cho vay và đầu tư sẽ được làm rõ khi phân tích các cân đối sau
* Cân đối vốn huy động với cho vay và đầu tư theo kỳ hạn
Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn với sử dụng vốn trong hoạt động cho vay, đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hiệu quả trong cơng tác huy động vốn của ngân hàng. Cân đối này được thể hiện thông qua việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư ngắn hạn và vốn trung dài hạn để cho vay, đầu tư trung dài hạn như thế nào. Bất kỳ một sự sai lệch nào về kỳ hạn giữa huy động với cho vay, đầu tư sẽ làm giảm tính an tồn và hiệu quả của hoạt động huy động vốn.
Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động với cho vay và đầu tư của Habubank thời gian qua được thể hiện :
Đơn vị : Triệu đồng 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 0
Biểu 2.9: Quan hệ giữa huy động ngắn hạn với cho vay, đầu tƣ ngắn hạn tại Habubank giai đoạn 2008-6/2011
(Nguồn : Báo cáo huy động và sử dụng vốn 2008 -6/2011)
Đơn vị : Triệu đồng 8,000,000 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000
2,000,000 1,000,000 0
Biểu 2.10: Quan hệ giữa huy động dài hạn với cho vay, đầu tƣ dài hạn tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
(Nguồn : Báo cáo huy động và sử dụng vốn 2008-6/2011)
Qua biểu 2.9 ta thấy, việc cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn với cho vay và đầu tư ngắn hạn tại Habubank trong thời gian qua là khá hợp lý. Toàn bộ
nhu cầu cho vay và đầu tư ngắn hạn của ngân hàng đã được tài trợ bằng vốn ngắn hạn. Thể hiện, năm 2008 chênh lệch giữa huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn là 711.479 triệu đồng, năm 2009 là 1.358.692 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 647.213 triệu, năm 2010 chênh lệch là 1.167.546 triệu đồng, giảm đôi chút so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Habubank tiếp tục thu hẹp được một phần chênh lệch này, chỉ còn 987.004 triệu đồng. Chênh lệch giữa huy động và cho vay ngắn hạn có giảm từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2011, nhưng chênh lệch này vẫn còn nhiều.
Tuy nhiên, việc cân đối giữa nguồn vốn trung - dài hạn với cho vay và đầu tư trung - dài hạn là chưa hợp lý. Điều này được thể hiện qua biểu 2.10 ở trên. Nguồn huy động vốn trung dài hạn của ngân hàng không đủ tài trợ cho các khoản cho vay , đầu tư trung - dài hạn. Cụ thể năm 2008 chênh lệch giữa huy động và cho vay dài hạn là (253.490) triệu đồng, năm 2009 chênh lệch (970.245) triệu đồng tăng gần 3 lần so với năm 2008. Năm 2010 chênh lệch giảm 9% so với năm 2009 tương ứng là (874.497) triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2011, chênh lệch này đạt (1.176.923) triệu đồng, tăng 34% so với năm 2010. Qua đó, cho thấy ngân hàng đã phải dùng một phần vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư trung - dài hạn. Theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN, các NHTM được sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tại Habubank việc thiếu nguồn vốn trung dài hạn để cho vay và đầu tư trung dài hạn được ngân hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp vẫn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Tuy nhiên chênh lệch giữa nguồn vốn dùng để cho vay, đầu tư trung dài hạn của ngân hàng có xu hướng gia tăng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng chưa hiệu quả, ngân hàng cần có biện pháp để thu hút thêm nguồn vốn trung – dài hạn.
* Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tư theo loại tiền Hiệu quả huy động vốn cịn được đánh giá thơng qua sự phù hợp
về
loại tiền giữa huy động vốn với cho vay và đầu tư
30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000 0
Biểu 2.11 : Quan hệ giữa vốn huy động bằng VND với cho vay và đầu tƣ bằng VND tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
(Nguồn : Báo cáo huy động và sử dụng vốn 2008-6/2011) Đơn vị : Triệu đồng
8,000,000 7,000,000 6,000,000
4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0
Biểu 2.12 : Quan hệ giữa vốn huy động bằng ngoại tệ với cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
(Nguồn : Báo cáo huy động và sử dụng vốn 2008 – 6/2011)
Trong thời gian qua, cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tại Habubank chưa thực sự hiệu quả. Habubank chưa cân đối được giữa huy động và cho vay theo loại tiền thể hiện chênh lệch giữa huy động và cho vay bằng VND và ngoại tệ. Năm 2008, chênh lệch giữa huy động và cho vay bằng VND là 112.418 triệu đồng, năm 2009 chênh lệch này là (470.296) triệu đồng, năm 2010 chênh lệch là (543.397) triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2011, chênh lệch lên tới (646.617) triệu đồng. Trong khi tiền VND có hiện tượng thiếu nguồn dùng để cho vay và đầu tư thì trái lại với ngoại tệ tại Habubank lại xảy ra hiện tượng dư thừa nguồn vốn. Thể hiện năm 2008 chênh lệch giữa huy động và cho vay bằng ngoại tệ là 345.571 triệu đồng, năm 2009 chênh lêch này tăng lên hơn gấp đôi là 858.743 triệu đồng. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2010, Habubank đã có những biện pháp để giảm được sự chênh lệch. Năm 2010, mức chênh lệch là 836.446 triệu đồng, cịn trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ có 456.698 triệu đồng.
2.2.2.4 Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Khi phân tích chi phí huy động vốn người ta hay nhắc đến lãi suất huy động vốn. Lãi suất có vai trị quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng muốn định lãi suất huy động bao nhiêu cũng được. Việc xác định lãi suất huy động phụ thuộc vào lãi suất cho vay, kết quả tài chính, các hoạt động ngân hàng và các quy định của NHNN. Tùy từng thời kỳ, trên cơ sở các quy định của NHNN, căn cứ vào chiến lược kinh doanh đề ra, Habubank quy định các mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp, đảm bảo huy động có hiệu quả và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Tại Habubank, điều hành lãi suất tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh khơng được trao quyền chủ động trong việc đưa ra lãi suất để huy động vốn.
Nhờ áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã đạt được hiệu quả nhất định. Thu lãi và các khoản tương đương liên tục gia tăng và ln lớn hơn chi phí trả lãi tiền gửi, khơng những đủ để trang trải các khoản chi phí mà cịn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.7: Chí phí huy động vốn và thu nhập từ hoạt động cho vay, đầu tƣ tại Habubank giai đoạn 2008 – 6/2011
Chỉ tiêu
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
Chênh lệch (Thu - Chi)
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008-2010 và báo cáo bán niên 2011)
Từ bảng số liệu 2.7 ta thấy, chí phí trả lãi huy động vốn có xu hướng tăng qua các năm, trừ năm 2009. Năm 2008 là 1.780.422 triệu đồng, năm 2009 và 2010 lần lượt là 1.749.422 và 2.310.698 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2011, chi phí lãi và các chi phí tương tự là 2.165.386 triệu đồng. Chi phí huy động năm 2008 cao hơn năm 2009 là do năm 2008 thị trường tiền tệ gặp nhiều bất ổn, tình hình thanh khoản của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động ln tăng có thời điểm lãi suất huy động trên thị trường lên tới 18%-19% dẫn đến đẩy chi phí huy động tăng cao mặc dù doanh số huy động tại ngân hàng không tăng. Đến năm 2009, căng thẳng trên thị
trường tiền tệ giảm xuống, nhờ có chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh do vậy doanh số huy động của Habubank tăng 27.6% so với năm 2008 trong khi
chi phí trả lãi giảm so với năm 2008 là 31.000 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2010 - 2011, do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn, nên chi phí trả lãi huy động có sự tăng mạnh, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2011. Chi phí trả lãi huy động năm 2010 là 2.310.698 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2011 là 2.165.386 triệu đồng. Mặc dù chi phí huy động vốn tăng qua các năm nhưng lãi suất cho vay cũng tăng nên vẫn đảm bảo đem lại lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.
2.2.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Habubank những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu 2.8:
Bảng 2.8: Chênh lệch lãi suất bình quân tại Habubank giai đoạn từ 2008- 6/2011 Đơn vị : % Chỉ tiêu VND USD EUR
59
VND
Đơn vị : %
USD
Biểu 2.13 : Chênh lệch lãi suất bình quân theo loại tiền tại Habubank giai đoạn từ 2008 – 6/2011
(Nguồn : Báo cáo lãi suất bình quân từ 2008-6/2011)
Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy, chênh lệch lãi suất theo tiền VND tại Habubank còn thấp, năm 2008 là 1.54%, năm 2009 giảm là 1,52%. Tuy nhiên, đến 2010 tăng lên 3,65% và 6 tháng đầu năm 2011 là 3,17%. Chênh lệch lãi suất thấp gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bù đắp chi phí kinh doanh, bù đắp rủi ro. Chênh lệch lãi suất tiền USD và EUR tại ngân hàng lớn hơn so với VND cụ thể đối với tiền USD chênh lệch lãi suất năm 2008 là 3,86%, năm 2009 là 2,27%, năm 2010 là 3.97% và 6 tháng đầu năm 2011 là 3.53%. Tiền EUR, chênh lệch lãi suất năm 2008 là 2.81%, năm 2009 là 4,03%, năm 2010 là 3.56% và 6 tháng đầu năm 2011 là 3.61%.
Trên đây là những phân tích về hiệu quả huy động vốn tại Habubank trong giai đoạn 2008 - 6/2011. Những phân tích này là cơ sở để đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Habubank trong những năm qua.