Các nghiên cứu về chính sách xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của Cộng hịa Pháp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 26 - 35)

Bình Dương của Cộng hịa Pháp

1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước

được đề cập đến trong các văn bản chính thức của Chính phủ Pháp mà cịn được nhiều học giả trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Cĩ thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như sau:

Bộ Quốc phịng Pháp, Livre blanc sur la défense et la sécurité

nationale (Sách Trắng về Quốc phịng), 2013 [54] tập trung vào vấn đề an ninh và quốc phịng ở cấp độ rộng lớn. Khi đề cập đến những ưu tiên chiến lược tại chương 4, tài liệu nhấn mạnh sự tăng cường rõ rệt về hiện diện quân sự của Mỹ tại CA-TBD khơng làm nước Pháp rũ bỏ trách nhiệm trong khu vực. Cộng hịa Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ vào năm 1998, với Úc năm 2007 và đang hợp tác về an ninh - quốc phịng với nhiều quốc gia CA-TBD như Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam…

Thượng viện Pháp, Reprendre pied en Asie du Sud-Est (Giành lại chỗ đứng ở Đơng Nam Á), 2014 [73] mở đầu bằng việc trích dẫn lời phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius tại trụ sở ASEAN tại Jakarta ngày 2 tháng 8 năm 2013. Báo cáo phân tích ba ưu tiên chiến lược và vạch ra lộ trình 6 tháng, một năm và hai năm để giành lại chỗ đứng ở Đơng Nam Á (ĐNÁ) của Cộng hịa Pháp.

Nghiên cứu với đề tài La France et l’Asie: l’ébauche d’un “pivot” à la

franỗaise? (Pháp và châu Á: phác thảo về “xoay trục” kiểu Pháp?) của

Hadrienne Terres, 2015 [71] luận giải nội hàm của chiến lược xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp. Sau khi Mỹ triển khai chiến lược xoay trục sang CA-TBD và tái cân bằng Đơng - Tây, Cộng hịa Pháp cũng đã xoay trục sang CA-TBD. Tuy nhiên, khơng giống như Mỹ, “trục” của Cộng hịa Pháp khơng đi kèm với việc bố trí lại quân sự trong khu vực mà gắn liền với các hoạt động ngoại giao nhằm phục vụ mục tiêu của kinh tế và phải được hiểu trong khuơn khổ rộng hơn đĩ là sự phục hồi của mạng lưới ngoại giao Pháp trong bối cảnh địa chính trị tồn cầu. Khi so sánh chiến lược xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp với chiến lược của Mỹ, tác giả đã kết luận đây khơng phải là

chính sách theo đuơi mà là sự điều chỉnh hợp lý của nước Pháp trước cục diện thế giới và tương quan lực lượng trong khu vực CA-TBD cĩ sự thay đổi mạnh mẽ. Đây là một cơng trình nghiên cứu về thuật ngữ “xoay trục” cũng như nội hàm chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp, cĩ giá trị tham khảo đối với việc xây dựng khung lý thuyết của chính sách này.

Ủy ban liên Bộ về Biển của Pháp, National Strategy for security of maritime areas 2015 (Chiến lược quốc gia về An ninh các vùng biển), 2015 [47] đánh giá về vai trị của đại dương - là khơng gian thể hiện quyền lực của các quốc gia và về các đại dương cĩ sự hiện diện của Cộng hịa Pháp trên thế giới. Trong đĩ Cộng hịa Pháp chia Ấn Độ Dương thành hai khu vực: Bắc Ấn Độ Dương nối các đường giao thương trên biển giữa hai châu lục Á - Âu, Nam Ấn Độ Dương là nơi quốc gia này cĩ chủ quyền với nhiều lãnh thổ hải ngoại. Cịn Thái Bình Dương là khu vực cĩ nhiều đường biển chính yếu ở phía Bắc đường xích đạo và là nơi cĩ các lãnh thổ hải ngoại của Cộng hịa Pháp như New Caledonia, Wallis-và-Futuna, Polynesia, Clipperton. Tài liệu cĩ giá trị minh họa cao trong việc lý giải động lực cũng như tiềm lực của Cộng hịa Pháp khi triển khai xoay trục sang CA-TBD.

Bộ Quốc phịng Pháp, La France et la sécurité en Asie-Pacifique (Pháp và an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương), 2016 [55] thể hiện chính sách dài hạn về an ninh quốc phịng của Cộng hịa Pháp tại khu vực CA-TBD. Tài liệu trình bày về những thách thức an ninh trong khu vực, bố trí quân sự và hành động quốc phịng do Cộng hịa Pháp thực hiện tại đây, từ đĩ khẳng định Cộng hịa Pháp sẽ tiếp tục cam kết đảm bảo an ninh khu vực. Trong tài liệu này, Bộ Quốc phịng Pháp lần đầu tiên nhắc đến “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” như một thuật ngữ địa lý độc lập và nhấn mạnh sự kết nối giữa hai đại dương với châu Á là điểm mấu chốt.

Nicolas Regaud, France and security in the Asia - Pacific: From the end of the first Indochina conflict to today (Pháp và an ninh tại châu Á - Thái

Bình Dương: Từ sau cuộc xung đột đầu tiên ở Đơng Dương cho đến nay), 2016 [45] nhận định các hoạt động liên quan đến an ninh của Cộng hịa Pháp tại CA-TBD trước đây thường bị đánh giá thấp, đơi khi bị bĩp méo hoặc đơn giản là bị bỏ qua trong thế so sánh với các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Vấn đề cốt lõi mà cơng trình nghiên cứu muốn tập trung khơng phải là đánh giá quá cao vai trị chiến lược của Cộng hịa Pháp trong khu vực, mà là nhận thức được sau khi vai trị tại khu vực bị giảm sút vào cuối cuộc xung đột Đơng Dương đầu tiên, Cộng hịa Pháp đã xây dựng chiến lược lâu dài và rõ ràng hơn ở cấp độ khu vực trong hợp tác và đối thoại.

Ủy ban Đối ngoại Quân sự - Thượng viện Pháp, Australie: quelle place

pour la France dans le Nouveau monde? (Australia: xác định vai trị của nước

Pháp trong thế giới mới), 2016 [74] phân tích mối quan hệ Australia - Pháp và dự báo về vị thế của Pháp trong QHQT. Tháng 4 năm 2016, Australia đã ký kết hợp đồng trị giá 34 tỷ EUR với Cộng hịa Pháp để hiện đại hĩa hạm đội tàu ngầm của mình. Hợp đồng này được đánh giá là một trong những thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử quốc phịng hai nước. Nhĩm chuyên gia quốc phịng - đối ngoại của Thượng viện Pháp khẳng định cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Australia đồng thời đề xuất lộ trình để Cộng hịa Pháp trở thành một chủ thể hàng đầu trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Jérémy Bachelier, Enjeux et perspectives de la France en Asie du Sud-

Est (Những thách thức và triển vọng cho Pháp tại Đơng Nam Á), 2017 [49]

trình bày những thách thức và triển vọng đối với Cộng hịa Pháp tại khu vực ĐNÁ; q trình tổ chức thực thi chính sách xoay trục sang châu Á của Cộng hịa Pháp trong đĩ tập trung phân tích các hoạt động tại ĐNÁ. Tác giả khẳng định trong chiến lược tạo ra “sự đã rồi” để áp đặt chủ quyền đối với gần như tồn bộ Biển Đơng của Trung Quốc, Cộng hịa Pháp phải chứng minh vai trị của một cường quốc đáng tin cậy và cĩ khả năng can thiệp giải quyết khủng

hoảng. Giá trị thực tiễn của cơng trình được đánh giá cao khi đã kiến nghị Cộng hịa Pháp cần phải tăng cường hợp tác hàng hải và tích cực tham gia vào các cơ chế trong khu vực.

Nghiên cứu với chủ đề Géopolitique et géostratégie de la France (Địa chính trị và địa chiến lược của Pháp) của Areion Group, 2018 [48] phân tích địa chính trị của Cộng hịa Pháp trên ba nội dung cốt lõi: những thách thức của tồn cầu hĩa, quan hệ đối ngoại của Cộng hịa Pháp với các đối tác (châu Á, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Trung Đơng...) và chiến lược (quốc phịng, can thiệp ở châu Phi, NATO, cuộc chiến chống khủng bố…). Tuy nhiên, do tập hợp bài viết của nhiều tác giả nên nghiên cứu cịn khá sơ khai, chủ yếu là các bài viết ngắn chưa cĩ tính chuyên sâu.

Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, Livre blanc “Stratégie franỗaise en Asie-Ocộanie à l’horizon 2030” (Sách trắng “Pháp tại châu Á và châu Đại

Dương đến năm 2030), 2018 [52] trình bày định hướng thực hiện chiến lược của Cộng hịa Pháp ở châu Á - châu Đại Dương xoay quanh bốn ưu tiên của hành động. Về định hướng: tiếp tục củng cố và tái cân bằng quan hệ đối tác chiến lược tồn cầu với Trung Quốc; phát triển và tăng cường các quan hệ đối tác chiến lược hoặc tồn cầu khác trong khu vực; tăng cường vị thế của EU trong khu vực; tham gia nhiều hơn vào các tổ chức khu vực; gĩp phần giải quyết vấn đề khủng bố Hồi giáo cực đoan trong khu vực; hỗ trợ quá trình chuyển đổi đang diễn ra trong khu vực. Về bốn ưu tiên: an ninh Pháp; nền độc lập của Cộng hịa Pháp kết hợp với tham vọng của châu Âu; đồn kết xuyên quốc gia thơng qua việc thúc đẩy lợi ích chung; sự ảnh hưởng và sức hấp dẫn của Cộng hịa Pháp. Tài liệu cĩ giá trị tham khảo cao trong việc dự báo chiều hướng phát triển chính sách của Pháp tại khu vực CA-TBD.

Bộ Quốc phịng Pháp, La France et la Sécurité en Indo-Pacifique

(Pháp và an ninh tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương), 2018 [56] phân tích các thách thức an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các hoạt

động an ninh - quốc phịng của Cộng hịa Pháp tại khu vực và nhấn mạnh Cộng hịa Pháp đặc biệt quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi cĩ sự ổn định là điều cần thiết cho an ninh quốc tế. Tài liệu khẳng định sự cam kết liên tục của nước này nhằm phát triển về lâu dài mối quan hệ bền chặt với các quốc gia trong khu vực, vì lợi ích của an ninh tập thể.

Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, La stratégie franỗaise dans lIndopacifique (Chiến lược của Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương),

2019 [53] khẳng định trong bối cảnh quốc tế được đánh dấu bởi những bất ổn và sự nổi lên của chủ nghĩa đa phương, ưu tiên chiến lược của Cộng hịa Pháp là thiết lập một trật tự đa phương ổn định dựa trên luật pháp và quyền tự do đi lại, một chủ nghĩa đa phương cơng bằng và hiệu quả. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Binh Dương là trung tâm của chiến lược này. Khơng gian Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với Cộng hịa Pháp hiện hữu như một thực tế địa chính trị. Nước Pháp hiện diện tại khu vực này với các lãnh thổ hải ngoại và 93% khu vực đặc quyền kinh tế của mình nằm tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tổng cộng cĩ 1,6 triệu người Pháp sinh sống tại khu vực này, hơn 2.000 cơng ty con của các cơng ty Pháp cũng như 8000 quân nhân đang làm nhiệm vụ.

Nhiều bài viết nghiên cứu về chính sách xoay trục sang CA-TBD của Cộng hịa Pháp được đăng trên các tạp chí uy tín như:

Pierre Journoud (2012), L’évolution du débat stratégique en Asie du Sud-Est depuis 1945 (Sự tiến triển của cạnh tranh chiến lược ở Đơng Nam Á từ sau năm 1945), Tạp chí Études de l’Irsem, số 14 [65] kết cấu thành ba

phần: Lập trường chính trị của các nước lớn và các nước thực dân cũ đối với ĐNÁ; Chiến lược quân sự và tranh chấp lãnh thổ; Những mối đe dọa xuyên quốc gia mới. Bài viết trình bày những diễn biến chính cĩ ảnh hưởng đến khu vực kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng như làm rõ những thay đổi to lớn ảnh hưởng đến tồn bộ khu vực Đơng Á mà cả EU và Cộng hịa Pháp đều khơng thể thờ ơ.

Franỗois Godement (2014), Frances pivot to Asia (Pháp “xoay trục” sang châu Á), Tạp chí Policy Brief - ECFR [41] trình bày nội dung của chính sách xoay trục sang châu Á của Pháp và thực tiễn triển khai chính sách trên hai trục chính là kinh tế và ngoại giao với hai mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, cải thiện cán cân thương mại và thu hút các nhà đầu tư châu Á. Thứ hai, đa dạng hĩa và làm sâu sắc thêm quan hệ chính trị cũng như hợp tác an ninh với khu vực. Đây là một bài báo cĩ giá trị tham khảo cao về thực tiễn triển khai chính sách xoay trục sang châu Á của Cộng hịa Pháp, đặc biệt đối với các đối tác chính như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN.

Isabelle Saint-Mézard (2015), The French Strategy in the Indian Ocean and the Potential for Indo-French Cooperation (Chiến lược của Pháp ở Ấn Độ Dương và tiềm năng hợp tác Ấn-Pháp), Tạp chí Policy Report, tháng 3 [46]

cĩ kết cấu 3 phần: (i) các lợi ích chiến lược của Cộng hịa Pháp ở khu vực Ấn Độ Dương, (ii) quan hệ đối tác chiến lược đầy tham vọng của Cộng hịa Pháp với Ấn Độ, (iii) cách thức thiết lập quan hệ đối tác Ấn - Pháp nhằm đảm bảo an ninh của Ấn Độ Dương. Tác giả khẳng định Cộng hịa Pháp cĩ lợi ích quốc phịng - an ninh tại châu Á nĩi chung và Ấn Độ Dương nĩi riêng vì nơi đây cĩ nhiều tuyến đường biển nối châu Á với Vịnh Ba Tư và châu Âu, đĩng vai trị huyết mạch trong thương mại quốc tế. Do vậy Cộng hịa Pháp luơn ủng hộ việc tơn trọng trật tự pháp lý trên biển, ủng hộ quyền tự do bay và hàng hải trong khu vực, đồng thời duy trì sự hiện diện trong khu vực nhằm đảm bảo các lợi ích chiến lược tại khu vực.

Nicolas Regaud (2017), La France et la sécurité en Asie-Pacifique depuis la fin du premier conflit indochinois (Pháp và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương từ sau chiến tranh Đơng Dương lần thứ nhất), Tạp chí Revue Défense Nationale, số 800 [70] nhận định việc coi trọng vai trị của các cường

quốc CA-TBD như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản dẫn đến việc đánh giá thấp đĩng gĩp của một tác nhân chiến lược là nước Pháp - vốn bị coi là một

quốc gia châu Âu và do đĩ nằm ngồi khu vực mặc dù sức mạnh của Cộng hịa Pháp được thực hiện trên phạm vi tồn cầu, cả về ngoại giao, quân sự và kinh tế, đặc biệt là ở CA-TBD. Bài báo làm rõ vấn đề khơng phải là đánh giá quá cao vai trị chiến lược của Cộng hịa Pháp trong khu vực mà chỉ đơn giản là nhận thức được rằng sau khi xĩa bỏ vai trị của mình từ khi kết thúc cuộc xung đột Đơng Dương lần thứ nhất, Cộng hịa Pháp đã tái cam kết với CA-TBD ở tầm chiến lược kể từ đầu những năm 1990. Xu hướng này đã tiếp tục phát triển trong những năm gần đây, minh chứng cho sự thay đổi chiến lược lâu dài được phản ánh trong chính sách quốc phịng của Cộng hịa Pháp đối với khu vực CA-TBD.

Jonathan Pryke, Alexandre Dayant (2018), Le nouveau pivot du Pacifique: Perspectives du Lowy Institute (Điểm mới về xoay trục Thái Bình Dương: Nhận định của Viện Nghiên cứu Lowy), Tạp chí Asia Focus, số 89

[69] khẳng định năm 2018 đánh dấu sự gia tăng mức độ quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với khu vực CA-TBD - một khơng gian địa chính trị trở nên căng thẳng do những tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển. Bằng việc thu thập dữ liệu liên quan đến khoảng 13.000 dự án tại 14 quốc gia trong khu vực được tài trợ bởi 62 quốc gia từ năm 2011 đến 2018, bài báo trình bày tổng thể các luồng viện trợ nước ngồi cho khu vực CA-TBD. Ngồi việc cung cấp một bức tranh rõ ràng và chính xác về các luồng viện trợ phát triển, các tác giả cũng phân tích những nỗ lực mà các quốc gia như Mỹ, Pháp, Anh đã thực hiện để tăng cường hiện diện tại khu vực.

Nguyễn Thị Lan Hương (2020), Mer de Chine méridionale: Pourquoi la France devrait s’impliquer (Tại sao nước Pháp nên can dự vào Biển Đơng),

Tạp chí Asia Focus, số 145 [68] nhận định sáu tháng đầu năm 2020, phần lớn

các nước trên thế giới tập trung vào cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thơng qua một lệnh ngừng bắn tồn cầu để các quốc gia thành viên tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch. Tuy nhiên, ở Biển Đơng - ngã tư giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương - tình hình địa

chính trị vẫn sĩng giĩ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Với tiềm năng quân sự, quan hệ đối tác, hợp tác quốc phịng và vị trí chiến lược đặc biệt hơn so với các nước châu Âu khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Cộng hịa Pháp đã nĩi lên tiếng nĩi của mình ở Biển Đơng và bây giờ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách xoay trục sang châu á thái bình dương của cộng hòa pháp và khuyến nghị đối với chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 26 - 35)