CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu mật nhân trong và ngoài nước
1.3.3. Nghiên cứu về phương pháp chiết
được các tác giả trong và ngoài nước sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu là Soxlet và chưng ninh
Nhóm nghiên cứu của Thiam Tsui Tee và cộng sự vào năm 2005 đã khảo sát hoạt tính kháng tế bào ung thư vú ở người MCF-7 từ dịch chiết rễ cây mật nhân bằng phương pháp chiết Soxhlet [24].
Nhóm nghiên cứu của Đào H ng Cường và cộng sự năm 2010 đã so sánh hai phương pháp chiết Soxhlet và chưng ninh vỏ quả măng cụt, kết quả phương pháp chưng ninh cho hiệu quả tối ưu hơn [22].
Nhóm nghiên cứu của Anisa và cộng sự năm 2011 đã sử dụng phương pháp chưng ninh trong dung môi ethanol 96 % trong 24 giờ để định tính hợp chất alkaloid và terpenoid trong rễ và thân của cây mật nhân [20].
Nhóm nghiên cứu của Zakia Khanam và cộng sự vào năm 2015 đã nghiên cứu việc chiết các chất từ methanol, acetone, ethyl acetate, chloroform và ete dầu hỏa của thân và rễ cây mật nhân bằng phương pháp chưng ninh để thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết [21].
Nhóm nghiên cứu của Nursyazura Khari và cộng sự vào năm 2014 đã sử dụng phương pháp chưng ninh trong nước rễ cây mật nhân để xác định hàm lượng eurycomanone bằng HPLC, từ đó, ứng dụng vào sản xuất thương mại [23].
Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trương Thị Minh Hạnh và cộng sự đã công bố kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết của rễ cây mật nhân ở Thừa Thiên- Huế bằng phương pháp chưng ninh [26].
Năm 2017, nhóm nghiên cứu của Trương Thị Minh Hạnh và cộng sự đã nghiên cứu quá trình chiết rễ cây mật nhân ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp ngâm chiết và chưng ninh [74].
Từ các nghiên cứu trên nhận thấy, hầu hết các tác giả sử dụng phương pháp chiết Soxhlet và chưng ninh để khảo sát thành phần hóa học, thăm dị hoạt tính sinh học và ứng dụng bổ sung vào thực phẩm.