7. Kết cấu của luận văn
1.3. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT Ở MỘT SỐ TỈNH
MỘT SỐ TỈNH CỦA VIỆT NAM BÀI HỌC VẬN DỤNG CHO TỈNH BẮC GIANG.
1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thủ đơ. Tỉnh lỵ là Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30km về phía
Đơng Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc
Giang, phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đơ. Ngồi ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh giàu văn hóa và nổi tiếng về dân ca quan họ
Bắc Ninh. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Bắc Ninh có nhiều điểm tương đồng với Bắc Giang trong phát triển kinh tế-xã hội và có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho TNNT mà Bắc Giang có thể vận dụng.
Năm 1997, tỉnh Hà Bắc tách ra thành hai tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Ninh là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp với cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp - xây dựng 23,8%, thu ngân sách
164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; chỉ có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, cơng nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng. Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây liên tục nằm trong top dẫn đầu cả nước bất chấp khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và suy thoái 2010-2011. Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% đáng chú ý có năm 2010 tăng trưởng tới 17,86% là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của tỉnh. Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh vẫn đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2011, GDP Bắc Ninh vẫn tăng trưởng khá, đạt 12,3% nằm trong các tỉnh thành dẫn đầu cả nước. Điều này có được do tỉnh chú trọng phát triển các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống của tỉnh. Tính đến tháng 10/2011, tỉnh Bắc Ninh có 15 Khu cơng nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681 ha (trong đó đất KCN chiếm 6.847 ha, đất đơ thị 834 ha), thu hút hàng vạn lao động trong tỉnh vào làm việc; 58 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 27 làng nghề mới với tổng số 278 đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hơn 9.000 hộ kinh doanh.
Giáo dục nghề nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm: Trung bình mỗi năm tồn tỉnh tổ chức dạy nghề cho khoảng hơn 20 nghìn người. Năm 2011, các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đã tuyển mới vào đào tạo hơn 3000 sinh viên. Đối với dạy nghề sơ cấp được hơn 22 nghìn học viên. Cơ bản các nghề được đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, học viên sau khi đào tạo đều có việc làm. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 24.700 lao động, riêng khu vực nông nghiệp là 1.970 người, dịch vụ là 4.750 người và 16.350 người thuộc lĩnh vực công nghiệp xây dựng… đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là
36,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng số lao động mới ước khoảng 7.100 người, trong đó có 1.950 lao động nơng thơn, 200 người tàn tật. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề khơng chỉ giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Năm 2011, theo thống kê của ngành LĐTB&XH, tỉnh Bắc Ninh có 49 cơ sở dạy nghề và đào tạo có dạy nghề. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh khá đồng bộ với nhiều trình độ đào tạo đã góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối giữa lao động đào tạo nghề với đào tạo đại học, hình thành cơ cấu nhân lực ngày càng phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu của người học.
1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá là tỉnh địa đầu của khu vực Bắc Miền Trung, nằm trong vùng ảnh hưởng từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và các tỉnh Bắc Lào. Địa hình Thanh Hóa khá đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Địa hình đa dạng tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế đa ngành. Thanh Hố có 27 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, trong đó có 11 huyện miền núi.
Năm 2010, dân số của tỉnh là 3.418.628 người, lao động trong độ tuổi có 2.217.182 người (chiếm 64,9% dân số), lao động nơng thơn có 1.985.000 người (bằng 89,52% tổng số lao động). Lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 55% [7, tr.3]. TNNT của tỉnh có khoảng 797.600 người chiếm 40,2% lao động nông thôn. Áp lực lớn về dân số và số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm cao là thách thức lớn trong giải quyết việc làm cho lao động thanh niên của địa phương.
Trong 5 năm 2006 - 2010, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 253.777 lao động, trong đó có 218.760 lao động nơng thơn chiếm 86,2% đưa 44.369 lao
động đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi, trong đó có 75% là lao động thanh niên, vượt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng từ 12,7% (năm 2006) lên 21,7% (năm 2010). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn cũng giảm so với năm 2005 [7, tr.3-4].
Trên địa bàn tỉnh có 92 cơ sở dạy nghề, trong đó có 47 cơ sở dạy nghề cơng lập và 45 cơ sở ngồi cơng lập. Giai đoạn 2006 - 2010, các cơ sở đã đào tạo 191.981 lao động nơng thơn, trong đó cao đẳng nghề có 3.711 người chiếm 1,9%, trung cấp nghề có 34.019 người chiếm 17,7%, hầu hết trong số này là TNNT; sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng có 3.711 người chiếm 80,4%, trong đó trên 60% là TNNT. 5 năm qua, tỉnh đã đầu tư các nguồn lực trị giá 738,522 tỷ đồng cho công tác dạy nghề cho lao động nơng thơn, trong đó đầu tư từ các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập và đóng góp của người học là 426,71 tỷ đồng chiếm 57,78% [7, tr.4-5].
Ngoài ra, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có khoảng 23.000 đến 24.000 thanh niên là học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ và theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho địa phương và cả nước.
1.3.3. Bài học vận dụng đối với tỉnh Bắc Giang
Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho TNNT và lao động trẻ ở các địa phương trong nước có điều kiện tự nhiên tương đồng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đi trước so với tỉnh Bắc Giang, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm giúp vận dụng vào địa phương trong quá trình giải quyết việc làm cho TNNT, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để
phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: nông nghiệp với cây trồng, vật ni đặc sản, có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi một số vùng thấp sang ni thủy sản có giá trị kinh tế cao, phát triển các khu du lịch sinh thái … thu hút
lao động ở nhiều trình độ để giải quyết phần lớn nhu cầu việc làm cho TNNT của địa phương.
Thứ hai, làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh
từ bậc Trung học cơ sở để đưa một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề; định hướng đào tạo nghề cho lao động trẻ ở nhiều trình độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động, phục vụ đa dạng các ngành nghề của nền kinh tế.
Thứ ba, xã hội hố cơng tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho
TNNT. Đa dạng hố các loại hình đào tạo nghề, liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Thứ tư, làm tốt công tác quy hoạch, dự báo nguồn nhân lực của địa
phương để có hướng giải quyết chủ động. Đẩy mạnh cơng tác phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội vận động và đưa TNNT đi lao động có thời hạn ở nước ngồi theo lộ trình phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn.
Thứ năm, xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; gắn kết giữa giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là TNNT thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT TỈNH BẮC GIANG