Theo đuổi nhiều chiến lược tổng quát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của công ty TNHH hồng phong (Trang 38 - 43)

7. Bố cục của luận văn:

1.2. Các loại chiến lƣợc về cạnh tranh sản phẩm:

1.2.5. Theo đuổi nhiều chiến lược tổng quát

Mỗi chiến lƣợc tổng quát đều có phƣơng pháp riêng biệt về cơ bản để xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh, là sự kết hợp những loại lợi thế mà doanh nghiệp đang tìm kiếm và phạm vi của mục tiêu chiến lƣợc. Thơng thƣờng thì doanh nghiệp phải chọn lựa trong số các chiến lƣợc này, hoặc là sẽ bị kẹt. Lợi ích việc tối ƣu hóa chiến lƣợc của doanh nghiệp cho thị trƣờng mục tiêu riêng biệt (chiến lƣợc tập trung) sẽ khơng thể đạt mục đích nếu doanh nghiệp đồng thời phục vụ trên diện rộng nhiều phân khúc (chiến lƣợc chi phí tối ƣu hoặc khác biệt hóa). Đơi khi một doanh nghiệp có thể tạo ra 2 đơn vị kinh doanh độc lập trên quy mô lớn, mỗi đơn vị có một chiến lƣợc tổng quát khác nhau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp khơng thể hồn tồn tách biệt các đơn vị kinh doanh của mình theo đuổi những chiến lƣợc khác nhau thì khả năng chiếm đƣợc lợi thế cạnh tranh của từng đơn vị riêng lẻ sẽ có nguy cơ bị ảnh hƣởng xấu. Tình trạng q tải về chính sách và văn hóa giữa các đơn vị kinh doanh của 1 doanh nghiệp có thể tạo ra một phƣơng pháp cạnh tranh dƣới mức tối ƣu và do đó sẽ đƣa đến tình trạng mắc kẹt cho doanh nghiệp.

Chiến lƣợc chi phí tối ƣu và chiến lƣợc khác biệt hóa thƣờng mâu thuẫn nhau, vì khác biệt hóa thƣờng phải tốn chi phí đáng kể. Trở thành ngƣời cung cấp sản phẩm mang tính chất độc đáo, duy nhất và khống chế mức giá cao hơn, ngƣời thực hiện chiến lƣợc khác biệt hóa cố ý nâng cao chi phí. Ngƣợc lại chiến lƣợc chi phí tối ƣu thƣờng đòi hỏi doanh nghiệp phải đi trƣớc trong lĩnh vực khác biệt hóa ở khía cạnh nào đó, bằng cách chuẩn hóa sản phẩm, giảm thiểu chi phí marketing và những khoản tƣơng tự khác.

Giảm chi phí khơng phải ln ln kéo theo việc từ bỏ khác biệt hóa. Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra phƣơng thức để giảm chi phí khơng những khơng ảnh hƣởng xấu đến khác biệt hóa mà củng cố khía cạnh này, bằng cách vừa thực hiện toàn diện hơn, vừa hiệu quả hơn, hoặc ứng dụng công nghệ mới. Nếu một doanh nghiệp trƣớc đây chƣa từng tập trung quan tâm đến việc cắt giảm chi phí thì đơi lúc, họ nhận thấy chi phí tiết kiệm đƣợc thật ấn tƣợng mà khơng ảnh hƣởng gì đến khác biệt hóa. Tuy thế cắt giảm chi phí khơng đồng nghĩa với việc có lợi thế về mặt này. Khi đối đầu với đối thủ cạnh tranh cũng đang phấn đấu để có chi phí tối ƣu, một doanh nghiệp cuối cùng sẽ đạt đến điểm mà nếu tiếp tục cắt giảm chi phí thì họ buộc phải từ bỏ khác biệt hóa. Đây là điểm mà các chiến lƣợng tổng quát trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại song song và doanh nghiệp buộc phải lựa chọn.

Nếu doanh nghiệp có thể cùng lúc đạt đƣợc chi phí tối ƣu và khác biệt hóa thì thuận lợi cho họ và vơ cùng to lớn vì lợi nhuận gia tăng – khác biệt hóa đƣa đến giá bán cao trong khi chi phí tối ƣu đồng nghĩa với mức chi phí thấp. Có 3 điều kiện làm cơ sở cho việc doanh nghiệp có thể đồng thời đạt đƣợc chi phí tối ƣu vừa có sự khác biệt hóa:

Thứ nhất, Các đối thủ cạnh tranh đang trong thế “kẹt”. Khi họ vƣớng

điểm mâu thuẫn giữa chi phí và khác biệt hóa. Khi đã trong thế kẹt, các đối thủ cạnh tranh sẽ phải cho phép doanh nghiệp đạt đƣợc cả khác biệt hóa lẫn chi phí thấp, tình trạng này thƣờng chỉ là tạm thời. Sau đó thì đối thủ sẽ phải chọn lựa một chiến lƣợc cạnh tranh và triển khai hiệu quả, họ tập trung giành đƣợc hoặc chi phí tối ƣu hoặc khác biệt hóa. Theo cách đó doanh nghiệp phải chọn lựa loại lợi thế cạnh tranh mà họ dự kiến sẽ giữ vững trong dài hạn. Nguy cơ khi đối mặt với các đối thủ yếu là doanh nghiệp bắt đầu dàn xếp để đạt đƣợc cả chi phí tối ƣu lẫn khác biệt hóa và vì thế tự làm cho mính bị thua kém trƣớc sự xuất hiện của các đối thủ có năng lực.

Thứ hai, chi phí bị ảnh hƣởng mạnh từ thị phần hoặc do mối quan hệ.

Chi phí tối ƣu và khác biệt hóa có thể đồng thời đạt đƣợc nếu chi phí chủ yếu do thị phần quyết định chứ không phải là do thiết kế của sản phẩm, trình độ cơng nghệ, các dịch vụ cung cấp đi kèm hoặc các yếu tố khác. Nếu doanh nghiệp có thể khai phá lợi thế từ thị phần lớn, lợi thế chi phí do thị phần mang lại cho phép họ gánh chịu thêm những chi phí khác và vẫn giữ nguyên đƣợc chi phí thực tối ƣu, hoặc là thị phần làm giảm chi phí khác biệt hóa một cách tƣơng đối so với các đối thủ khác. Trong một tình thế tƣơng tự, chi phí tối ƣu và khác biệt hóa có thể đạt đƣợc cùng lúc khi có mối quan hệ quan trọng giữa các ngành mà một đối thủ có thể khai thác đƣợc, trong khi những ngƣời khác thì khơng thể. Mối quan hệ riêng biệt này có thể làm giảm chi phí cho khác biệt hóa hoặc bù đắp cho những khoản tăng thêm khi thực hiện khác biệt hóa. Dù sao đi nữa, việc theo đuổi chi phí tối ƣu và khác biệt hóa phù hợp với thị phần và mối quan hệ vẫn ln tấn cơng đến các đối thủ cạnh tranh có năng lực – những đơn vị phải chọn lựa và đầu tƣ tích cực để thực hiện chiến lƣợc của họ.

hạ thấp chi phí và tăng cƣờng khác biệt hóa cùng lúc và có lẽ họ đã thành cơng trong cả 2 chiến lƣợc này. Việc đƣa vào công nghệ sản xuất tự động mới sẽ tạo ra hiệu ứng này. Thực hiện những cải tiến mới khơng liên quan đến cơng nghệ cũng có thể tạo ra hiệu ứng này. Chẳng hạn quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp có khả năng làm hạ thấp chi phí và nâng cao chất lƣợng đầu vào. Tuy nhiên, khả năng trở thành đơn vị vừa có chi phí thấp vừa có sự khác biệt hóa chỉ có ở duy nhất một loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp có sự cải tiến. Khi các đối thủ khác cũng đƣa cải tiến vào hoạt động của mình, doanh nghiệp này lại phải quay về vị trí trƣớc đây: nghĩa là phải lựa chọn lợi thế nào và bỏ qua lợi thế nào – thực hiện một sự đánh đổi. Liệu hệ thống thông tin của doanh nghiệp có đƣợc thiết kế nhằm mục đích khẳng định lợi thế về chi phí hoặc khác biệt hóa so với hệ thống của đối thủ khác? Trong việc theo đuổi cả chi phí thấp và khác biệt hóa, ngƣời tiên phong sẽ có thể gặp bất lợi nếu họ khơng nhận ra khả năng sự cải tiến của họ có thể bị các đối thủ khác bắt chƣớc. Sau đó, khi việc cải tiến đã đƣợc các đối thủ thực hiện theo một chiến lƣợc tổng qt thì cũng sẽ chẳng cịn chi phí thấp hay khác biệt hóa ở đây nữa. Doanh nghiệp nên ln ln tích cực theo đuổi các cơ hội cắt giảm chi phí mà khơng phải hy sinh sự khác biệt. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng mọi cơ hội để thực hiện khác biệt hóa nếu chi phí khơng q đắt. Tuy nhiên, đi xa hơn quan điểm này thì doanh nghiệp cần sẵn sàng để lựa chọn cái gì sẽ là lợi thế cạnh tranh cơ bản và từ đó quyết tâm thực hiện dù phải bỏ qua những yếu tố khác.

1.3. Định hƣớng chiến lƣợc sản phẩm của doanh nghiệp:

1.3.1. Phân tích mơi trường kinh doanh: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe doạ:

Tất cả các doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu trong các lĩnh vực kinh doanh. Không doanh nghiệp nào mạnh hay yếu đều về mọi mặt. Những điểm yếu, điểm mạnh bên trong cùng những cơ hội, nguy cơ từ bên ngoài là những điểm cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng chiến lƣợc. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là dựa vào sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành và dựa vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Điểm mạnh của doanh nghiệp là những điểm làm tốt hơn đối thủ, là những điểm mà đối thủ cạnh tranh khơng dễ dàng có đƣợc, nó tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Điểm yếu là những mặt hạn chế của doanh nghiệp, đó là những điểm doanh nghiệp cần điều chỉnh khi xây dựng chiến lƣợc.

Để tổng hợp quá trình phân tích trên thì việc sử dụng mà trận SWOT là hợp lý và cần thiết.

 Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ) đƣợc tập hợp dƣới bảng so sánh sau:

Bảng 1.1: Sự phối hợp các nhân tố trong ma trận SWOT

Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Để xây dựng ma trận SWOT, trƣớc tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ đƣợc xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ƣu tiên. Tiếp đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tƣơng ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp.

Phối hợp S/O thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng những mặt mạnh, cơ hội của mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, không ngừng mở rộng thị trƣờng.

Phối hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu của doanh nghiệp với các cơ hội. Sự kết hợp này mở ra cho doanh nghiệp khả năng vƣợt qua mặt yếu bằng việc tranh thủ các cơ hội.

Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ, cần chú ý đến việc sử dụng các mặt mạnh để vƣợt qua các nguy cơ.

Phối hợp W/T là sự kết hợp giữa mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm bớt mặt yếu tránh nguy cơ bằng cách đặt ra các chiến lƣợc phòng thủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của công ty TNHH hồng phong (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w