1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở một số địa phƣơng
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình
Từ kinh nghiệm của một sớ tỉnh có đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội tƣơng đồng cùng thuộc các tỉnh khu vực Miền Trung với tỉnh Quảng Bình, có thể rút ra một sớ bài học kinh nghiệm lƣu ý cho Quảng Bình trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động nữ nhƣ sau:
Một là, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, gắn kết chƣơng trình giải quyết việc làm với các chƣơng trình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và du lịch, dịch vụ, nhờ đó đã tạo thêm cơ hội cho ngƣời lao động và nhiều lao động nữ tìm kiếm đƣợc việc làm.
Hai là, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nữ để nâng cao
chất lƣợng nguồn nhân lực nữ, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục các ngành nghề truyền thớng; khuyến khích tƣ nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề… Huy động tối đa các nguồn lực, nhất là các nguồn vớn hỗ trợ từ các chƣơng trình mục tiêu q́c gia để mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Cần tăng cƣờng công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu và giải quyết việc làm cho lao động nữ. Điều này đóng vai trị rất quan trọng do lao động nữ ở Quảng Bình nhìn chung trình độ chuyên mơn kĩ thuật cịn thấp. Quá trình đào tạo nghề sẽ trang bị cho lao động nữ về các kĩ năng cần thiết thích ứng với u cầu cơng việc.
Ba là, xây dựng chính sách ƣu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất
kinh doanh, tạo mở việc làm mới nhƣ: cho vay vốn ƣu đãi, miễn giảm thuế, ƣu tiên và tăng cƣờng hỗ trợ lao động nữ tự tạo việc làm cho bản thân và các thành viên trong phát triển các mơ hình phát triển kinh tế tƣ nhân.
Bốn là, đẩy mạnh phát triển các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững cho lao động nữ. Thực tế, hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các ngành công nghiệp may mặc và công nghiệp chế biến thực phẩm thu hút một lực lƣợng lao
động nữ đơng đảo. Do đó, cần tăng cƣờng lập quy hoạch chi tiết thu hút lao động trực tiếp và gián tiếp tạo thêm việc làm cho lao động nữ, giải quyết tốt cho lực lƣợng lao động tại chỗ.
Năm là, tăng cƣờng công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp, tuyên truyền và phổ biến
sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về các chƣơng trình xuất khẩu lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ.