Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng VINACONEX PVC (Trang 46)

3.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinacone

3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần

Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC

Bảng 3.1. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Tổng tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng Chi phí lãi vay

Lợi nhuận trƣớc thuế Lợi nhuận sau thuế ROS = Tỷ suất LN/DT ROA = LNST/TTS ROE = LNST/VCSH

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex –PVC)

Theo bảng 3.1 ta có thể thấy tổng tài sản hàng năm của Công ty trong giai đoạn 2013 - 2014 có xu hƣớng tăng chậm dần, năm 2014 đạt 1.373.073 triệu VNĐ, tăng 0.19 % so với năm 2013 nhƣng lại giảm đến 6.89% năm 2015 là 1.278.420 triệu VNĐ. Sự tăng trƣởng trong giai đoạn 2013 – 2014 là nhờ sự nỗ lực của rất

không đáng kể, cịn năm 2015 do cơng tác tiếp thị, tìm kiếm cơng việc mới chƣa tốt, trong năm chỉ ký đƣợc một số hợp đồng giá trị nhỏ nên tổng tài sản bị giảm.

Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC là Công ty con của Tổng công ty Vinaconex và Tổng cơng ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty nhận đƣợc rất nhiều sự hỗ trợ của 2 Tổng công ty nên Công ty đã giảm dần các khoản nợ vay ngân hàng thƣơng mại. Năm 2014 số nợ phải trả là 1.165.578 triệu đồng, giảm 0.18% so với năm 2013 và đến năm 2015 còn 1.067.794 triệu đồng, giảm 8.39% so với năm 2014.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng qua các năm. Năm 2014 doanh thu đạt 366.549 triệu đồng, tăng 75.66 % so với năm 2013 và đến năm 2015 đạt 426.536 triệu đồng, tăng 16.37% so với năm 2014. Có đƣợc kết quả này là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, sự tạo điều kiện của các chủ đầu tƣ, khách hàng và các nhà cung cấp. Doanh thu có xu hƣớng tăng tuy nhiên giá vốn hàng bán lại tăng nhanh khiến cho lợi nhuận thu đƣợc của Công ty tăng không đáng kể. Lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế của Công ty cũng tăng rất nhanh qua từng năm, lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế năm 2014 tăng gấp 2 lần so với năm 2013 và năm 2015 tăng gấp 1,6 lần so với năm 2014. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hƣớng giảm nhẹ, chi phí bán hàng tăng nhẹ qua các năm, chi phí lãi vay năm 2013 là 38.259 triệu đồng nhƣng năm 2014 lại giảm 59.39% xuống 15.538 triệu đồng, giai đoạn 2014-2015 có xu hƣớng tăng 78.81% lên 27.783 triệu đồng năm 2015 do Công ty đã kiểm sốt tốt hơn các chi phí nên cải thiện đƣợc lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu của Cơng ty có xu hƣớng tăng qua 3 năm gần đây. Năm 2014 tỷ lệ này là 0.69, tăng 1.43% so với năm 2013, năm 2015 đạt 0.99, tăng 55.98% so với năm 2014. Chỉ tiêu nay cho thấy Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC đã kiểm sốt tốt các chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản cũng có xu hƣớng ổn định trong giai đoạn 2013-2015, sự thay đổi qua các năm hầu nhƣ không thay đổi.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu tăng trong giai đoạn 2013- 2015. Năn 2014 là 1.15, tăng 2.3% so với năm 2013, năm 2015 là 2.08%, tăng 19.71% so với năm 2014.

Nhìn chung, giai đoạn 2013-2015 kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC có xu hƣớng đi xuống do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Điều đó cho thấy chiến lƣợc phát triển của Công ty cũng chƣa đi đúng hƣớng và mang lại hiệu quả cao. Do đó các năm tiếp theo Công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh, cải thiện một số hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng các biện pháp thúc đẩy bán hàng và có chiến lƣợc kinh doanh nhạy bén hơn để phát triển bền vững.

3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty

3.2.2.1. Các nhân tố vĩ mơ

Cuộc khủng hoảng tài chính trên tồn cầu đã ảnh hƣởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam cho nên chính phủ đã thực hiện một chƣơng trình kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các khoản đầu tƣ của doanh nghiệp và mở rộng cung tiền trong giai đoạn 2012 - 2015, điều này đƣa đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc cải thiện, dẫn đến nhu cầu đầu tƣ của nền kinh tế tăng mạnh, trong đó có dịch vụ xây dựng, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm bất động sản.

Tuy nhiên, việc mở rộng cung tiền đã dẫn đến lạm phát tăng cao trong giai đoạn 2013 - 2015 với tỷ lệ lạm phát cao trong giai đoạn này là 6,4%, nền kinh tế bộc lộ những dấu hiệu mất ổn định vĩ mơ, buộc Chính phủ phải thực hiện một chƣơng trình tái cấu trúc tồn diện tập trung vào ba trụ cột chính: tái cấu trúc đầu tƣ công; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là các tập đồn, Cơng ty nhà nƣớc; tái cấu trúc hệ thống tài chính, tập trung vào tái cấu trúc các ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, để kiềm chế lạm phát, giai đoạn 2013 - 2015, ngân hàng trung ƣơng đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, chính phủ đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu. Tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn 2013 - 2015 đã giảm mạnh và chỉ thực sự có dấu hiệu phục hồi trong năm 2016.

Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn này dẫn đến việc đầu tƣ công bị kiềm chế, cùng với thị trƣờng bất động sản suy giảm đã dẫn đến nhu cầu với dịch vụ xây dựng giảm mạnh. Lãi suất tăng cao, nguồn doanh thu đầu ra giảm mạnh tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC. Trong giai đoạn 2013 - 2015, mặt bằng lãi suất có xu hƣớng giảm dần, kết hợp với những tín hiệu từ sự phục hồi của tăng trƣởng kinh tế đã tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Thị trƣờng chứng khoán phục hồi trong giai đoạn 2012 - 2015 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Công ty cổ phần huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu.

Về chính sách thuế, hai luật thuế quan trọng là Luật thuế thu nhập doanh

nghiệp sửa đổi 2013 và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014 sẽ góp phần tích cực tạo động lực để doanh nghiệp phát triển. Thuế thu nhập doanh nghiệp, từ năm 2014 mức thuế suất là 22% thay cho mức trƣớc đây là 25%. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm khơng q 20 tỷ thì mức thuế suất là 20% và đã đƣợc áp dụng từ 1/7/2013. Từ năm 2016, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm còn 20%.

3.2.2.2. Đặc điểm ngành xây dựng của Việt Nam * Tổng quan về ngành xây dựng của Việt Nam

Trong giai đoạn 2013 - 2015, với việc nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngành xây dựng đã bắt đầu tăng trƣởng trở lại với tốc độ tăng trƣởng từ 1,8% năm 2014 lên 2,2% trong năm 2015.

Theo dự báo của BMI, ngành xây dựng đang ở trong chu kỳ phục hồi tăng trƣởng với tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng đạt đƣợc 5,3% năm 2013, 5,6% năm 2014 và khoảng 6% trong năm 2015. Dự báo, giá trị gia tăng ngành xây dựng sẽ tăng gấp đôi từ mức 9,6 tỷ USD năm 2013 lên mức 20,7 tỷ USD vào năm 2020.

* Các nguồn khách hàng quan trọng của ngành xây dựng

- Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước

Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc địi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn và tạo ra nhu cầu lớn cho ngành xây dựng, đặc biệt trong bối cảnh Việt

Nam đang thực hiện q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế. Chính vì vậy, chính sách đầu tƣ cơng cho xây dựng cơ bản là một trong những chính sách vĩ mơ cực kỳ quan trọng mà các Công ty xây dựng rất quan tâm.

Chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc cho xây dựng cơ bản có xu hƣớng đƣợc siết chặt trong giai đoạn 2013 - 2015. Việc chi ngân sách Nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản theo có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn này có ảnh hƣởng tiêu cực tới nguồn công việc và doanh thu của các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC nói riêng.

- Nhu cầu xây dựng từ các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (FDI) đóng một vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2013, các doanh nghiệp FDI đóng góp 20% trong tổng GDP của Việt Nam.

Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã bắt đầu hồi phục sau khi giảm sút trong giai đoạn 2009-2012. Theo Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, tổng vốn đăng ký năm 2013 là 21,6 tỷ USD. Sự xuất hiện các dự án đầu tƣ quy mô lớn, đặc biệt là các dự án với mức đầu tƣ trên 1 tỷ USD, nhƣ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (vốn đầu tƣ 2 tỷ USD), Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (2 tỷ USD), Samsung Thái Nguyên (2 tỷ USD) đã dẫn đến mức tăng trƣởng thu hút FDI vƣợt ngoài kỳ vọng. Lĩnh vực bất động sản cũng bắt đầu tăng trở lại và vƣơn lên đứng thứ hai trong các lĩnh vực thu hút FDI. Tuy nhiên, FDI đăng ký vào lĩnh vực xây dựng rất nhỏ là 211 triệu USD, chiếm 1% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2013.

- Tình hình thị trường tổng thầu EPC

Thị trƣờng tổng thầu EPC (tổng thầu thiết kế, mua sắm và thi công xây lắp) là lĩnh vực thƣờng chỉ dành cho các Cơng ty xây dựng lớn, có năng lực thi cơng. Với định hƣớng của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC quy hoạch các Công ty thành viên chủ lực trong tƣơng lai đủ năng lực để tham gia thực hiện tổng thầu EPC trên nhiều phân ngành xây dựng khác nhau, việc hiểu rõ tình hình thị trƣờng lĩnh vực tổng thầu EPC sẽ tạo cơ sở quan trọng để đƣa ra những giải pháp hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc này của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận trong ngành EPC càng cao khi mức độ phức tạp càng cao. Theo phân tích của nhà tƣ vấn McKinsey đối với 18 Công ty xây dựng và thiết kế lớn nhất thế giới thì tỷ suất lợi nhuận của các Công ty xây dựng thuần túy chỉ đạt dƣới 5% doanh thu, trong khi đó các Cơng ty xây dựng tổng hợp (EPC) hoạt động hiệu quả có thể đạt tỷ suất lợi nhuận khoảng 8 - 10% doanh thu.

Thị trƣờng xây dựng tại Việt Nam rất phân tán với hàng vạn doanh nghiệp tham gia, bao gồm các Công ty nhà nƣớc, các Công ty thuộc khối tƣ nhân, các Công ty liên doanh và các Cơng ty nƣớc ngồi. Vì vậy, khơng có Cơng ty nào có thể chi phối thị trƣờng, thậm chí, những Cơng ty lớn cũng chỉ chiếm khoảng 1% thị phần.

Số lƣợng các Công ty quốc tế đã tăng gấp 3 đến 4 lần trong 3 năm trở lại đây và lên tới khoảng 80 Công ty vào năm 2015. Một số Công ty EPC hàng đầu thế giới và khu vực đã thâm nhập thị trƣờng Việt Nam nhƣ: Vinci, Taisei, Samsung C&T, Hyundai, Lotte, Keangnam, Doosan...

*Kết cấu hạ tầng giao thông kém phát triển và nhu cầu đầu tư cao tạo ra nhu cầu lớn cho ngành xây dựng

Cơ sở hạ tầng giao thơng của Việt Nam vẫn cịn kém phát triển, đặc biệt là mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt (cả liên tỉnh lẫn đƣờng sắt đơ thị). Chính vì vậy, mức đầu tƣ hàng năm của Chính phủ Việt Nam cho khu vực này rất cao. Hiên nay với việc Chính phủ ban hành nhiều ƣu đãi về hợp tác công - tƣ (PPP) cho khu vực tƣ nhân đầu tƣ vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, lƣợng vốn tƣ nhân đầu tƣ vào lĩnh vực này cũng đang gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Mức đầu tƣ lớn vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông tạo ra cầu rất lớn cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thơng.

3.2.2.3. Cơ chế quản lý tài chính của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC

Hiện nay, căn cứ trên cơ sở các quy định của nhà nƣớc về quản lý vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp, Công ty đã ban hành một hệ thống các văn bản tƣơng đối hoàn chỉnh về cơ chế quản lý tài chính của Cơng ty:

- Điều lệ của Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex – PVC.

- Quy chế quản lý tài chính của Cơng ty mẹ Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ Xây

dựng Vinaconex – PVC.

- Quy chế quản lý ngƣời đại diện phần vốn của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex - PVC đầu tƣ tại doanh nghiệp.

- Quy chế phân cấp quản lý hoạt động đầu tƣ và đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tƣ của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Vinaconex – PVC.

Đây là khung pháp lý quan trọng điều chỉnh toàn diện các hoạt động tài chính của Cơng ty, trong đó, những nội dung trọng yếu là điều chỉnh mối quan hệ tài chính và phân cấp về thẩm quyền quyết định tài chính giữa các chủ thể có liên quan: mối quan hệ tài chính giữa nhà nƣớc với Cơng ty; Mối quan hệ tài chính giữa Cơng ty mẹ với Cơng ty con, bao gồm các Công ty thành viên là Công ty xây dựng.

* Mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước với Cơng ty thể hiện trên các khía cạnh:

- Thẩm quyền đầu tƣ vốn - Thẩm quyền huy động vốn

- Trách nhiệm trong việc bảo toàn vốn

Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty, Công ty phải báo cáo Bộ Xây dựng để theo dõi, giám sát. Định kỳ 6 tháng, hàng năm Công ty phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thơng qua chỉ tiêu mức độ bảo tồn vốn nhà nƣớc theo quy định hiện hành. Cụ thể, mức độ bảo toàn vốn đƣợc xác định theo hệ số H:

Nếu hệ số H >1 đã phát triển đƣợc vốn; H = 1 bảo toàn đƣợc vốn và nếu H<1 chƣa bảo toàn đƣợc vốn. Đối với trƣờng hợp Cơng ty chƣa bảo tồn đƣợc vốn chủ sở hữu thì Hội đồng thành viên Cơng ty phải có báo cáo gửi Bộ Xây dựng giải trình rõ ngun nhân khơng bảo tồn đƣợc vốn, hƣớng khắc phục trong thời gian tới và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Cơng ty.

* Mối quan hệ tài chính giữa Cơng ty với Cơng ty con

Mối quan hệ giữa Công ty với Công ty con đƣợc thể hiện trƣớc hết ở thẩm quyền của Hội đồng thành viên đối với các quyết định của Công ty con. Hội đồng thành viên Cơng ty có thẩm quyền:

- Quyết định chỉ tiêu tài chính, chiến lƣợc phát triển dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tƣ hàng năm, 5 năm của Cơng ty con do Cơng ty sở hữu tồn bộ vốn điều lệ, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; quyết định phƣơng án phối hợp kinh doanh của các Cơng ty con có cổ phần hoặc vốn góp chi phối.

- Ban hành quy chế nội bộ về quản lý tài chính Cơng ty, định mức kinh tế -

kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, định mức lao động, năng suất lao động, các định mức chi phí tài chính và các định mức khác.

- Kiểm tra giám sát Giám đốc các đơn vị thành viên trong việc sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, các mục tiêu Nhà nƣớc giao cho Công ty theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát Hội đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng VINACONEX PVC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w