lượng dịch vụ
lượng dịch vụ lượng cụ thể trên mạng bao gồm: độ trễ, jitter, tỷ lệ mất gói... Các chỉ tiêu này liên quan đến lượng băng thông dành cho mạng.
Có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo QoS được thực hiện. Để tối thiểu thời gian trễ của các gói thoại so với các gói của các dịch vụ khác, các gói thoại được truyền bởi giao thức UDP (User Datagram Protocol). Giao thức này không cung cấp cơ chế truyền lại do vậy gói thoại sẽ được xử lý nhanh hơn. Để loại bỏ tiếng vọng người ta sử dụng bộ triệt tiếng vọng ở các gateway. Và còn có các biện pháp sau:
• Nén tín hiệu thoại.
• Các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ tại các nút mạng: Các thuật toán xếp hàng (queuing), cơ chế định hình lưu lượng (traffic shapping), các cơ chế tối ưu hoá đường truyền, các thuật toán dự đoán và tránh tắc nghẽn,...
• Phương thức báo hiệu QoS.
Chính sách QoS có vạch ra mong muốn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng dịch vụ theo một kế hoạch cụ thể và thông qua hệ thống báo hiệu QoS để ra lệnh cho các cơ chế chấp hành tại các nút mạng thực hiện nhiệm vụ đó.
Nén tín hiệu thoại
Trong mạng điện thoại thông thường tín hiệu thoại được mã hoã PCM theo luật A hoặc Muy với tốc độ 64Kbps. Với cách mã hoá này cho phép khôi phục một cách tương đối trung thực các âm thanh trong giải tần tiếng nói. Tuy nhiên trong một số ứng dụng đặc biệt yêu cầu truyền âm thanh với tốc độ thấp hơn ví dụ như truyền tín hiệu thoại trên mạng Internet. Từ đó đã xuất hiện một số kỹ thuật mã hoá và nén tín hiệu tiếng nói xuống tốc độ thấp cụ thể như G.723.1, G.729, G729A, và GSM. G.729 được ITU-T phê chuẩn vào năm 1995. Mặc dù đã được ITU phê chuẩn hoá, diễn đàn VoIP năm 1997 đã thoả thuận đề xuất G.723.1 thay thế cho G.729. Tổ hợp công nghiệp trong đó dẫn đầu là Intel và Microsoft đã chấp nhận hi sinh một chút chất lượng âm thanh để đạt được hiệu quả băng thông lớn hơn. Thật vậy, G.723.1 yêu cầu 5,3/6,3 kbps trong khi G.729 yêu cầu 8 kbps. Việc công nhận tiêu chuẩn nén và giải nén là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện độ tin cậy và chất lượng âm thanh.