Các thành phần trong hệ thống H

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tìm hiểu các giao thức trong voip đh sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 47 - 48)

Cấu trúc của một hệ thống H.323 và việc thông tin giữa hệ thống H.323 với các mạng khác được chỉ ra trênhình.

Cấu trúc hệ thống H.323 (1): Một gateway có thể cung cấp một hay nhiều kết nối tới GSTN, N- ISDN và B-ISDN

Các dòng thông tin trong hệ thống H.323 được chia thành các loại sau:

• Audio (thoại): là tín hiệu thoại được số hóa và mã hóa. Để giảm tốc độ trung bình của tín hiệu thoại, cơ chế phát hiện tích cực thoại có thể được sử dụng. Tín hiệu thoại được đi kèm với tín hiệu điều khiển thoại.

• Video (hình ảnh): là tín hiệu hình ảnh động cũng được số hóa và mã hóa. Tín hiệu video cũng đi kèm với tín hiệu điều khiển video.

• Số liệu: bao gồm tín hiệu fax, tài liệu văn bản, ảnh tĩnh, file,…

• Tín hiệu điều khiển truyền thông (Communication control signals): là các thông tin điều khiển trao đổi giữa các thành phần chức năng trong hệ thống để thực hiện điều khiển truyền thông giã chúng như: trao đổi khả năng, đóng mở các kênh logic, các thông điệp điều khiển luồng, và các chức năng khác.

• Tín hiệu điều khiển cuộc gọi (Call control signals): được sử dụng cho các chức năng điều khiển cuộc gọi là thiết lập cuộc gọi, kết thúc cuộc gọi,…

• Tín hiệu kênh RAS: được sử dụng để thực hiện các chức năng: đăng ký tham gia vào một vùng H.323, kết nạp/tháo gỡ một điểm cuối (endpoint) khỏi vùng. Thay đổi băng thông và các chức năng khác liên quan đến chức năng quản lý hoạt động của các điểm cuối trong một vùng H.323.

Về mặt logic, hệ thống H.323 bao gồm các thành phần:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tìm hiểu các giao thức trong voip đh sư phạm kỹ thuật hưng yên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)