trong việc thực hiện chính sách dân số
Như chúng ta đã biết, q trình kiểm sốt, điều chỉnh hành vi của cá nhân thường được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau. Trong đó có hai hình thức chủ yếu: Hình thức thứ nhất là thơng qua những chuẩn mực và dư luận xã hội. Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức của một cộng đồng người, là một phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. Khi có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó dù là thuộc ý thức thông thường hay ý thức lý luận, tâm lý xã hội hay hệ tư tưởng có “ đụng chạm” tới lợi ích và thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội, thì khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội. Trong trường hợp này sức mạnh của tâm lý xã hội đóng vai trị rất quan trọng. Sức mạnh của tâm lý xã hội phụ thuộc vào tính đúng đắn và mức độ phổ biến của nó, mà nói đúng hơn là mức độ chuyển
hóa của nó trong tâm lý cá nhân. Mỗi khi tâm lý xã hội trở thành những chuẩn mực xã hội, được mọi người trong xã hội thừa nhận và đồng tình ủng hộ, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Hình thức thứ hai là bản thân mỗi công dân với tư cách là chủ thể trong việc thực hiện chính sách dân số tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực xã hội và nội dung của chính sách dân số. Cách thức điều chỉnh này phụ thuộc vào nhận thức và sự giác ngộ của chủ thể trong việc thực hiện chính sách dân số. Bởi vì, trong việc thực hiện chính sách dân số chủ thể vừa tham gia vào hành vi dân số vừa là người tự đánh giá hành vi của mình. Khi thực hiện hành vi dân số, chủ thể dựa vào những chuẩn mực được hình thành trong bản thân họ. Những chuẩn mực này là kết quả của việc tiếp thu những giá trị của tâm lý xã hội trong quá trình sống.
Tác động của tâm lý xã hội trong việc nâng cao tính tích cực, chủ động của con người trong việc thực hiện chính sách dân số hiện nay được thể hiện:
Các cặp vợ chồng ngày nay có xu hướng tự quyết định việc sinh con, số con và khoảng cách giữa mỗi lần sinh. Điều này giúp cho họ có nhiều cơ hội để học tập nâng cao trình độ cũng như có những điều kiện để cải thiện việc làm và nâng cao thu nhập …, từ đó giúp cho việc ni dạy con cái của họ được tốt hơn. Có thể nhận thấy tâm lý “ muốn
sinh ít con” đã từng bước được định hình trong xã hội.
Việc các cặp vợ chồng đã “ muốn sinh ít con” hay ít nhất là người ta đã chủ động hơn trong việc sinh con được biểu hiện thông qua kết quả thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai những năm gần đây ln ở mức cao và hình thức cũng rất phong phú. Đặc biệt là việc nam giới có sử dụng các biện pháp tránh trai ngày càng phổ biến. Bảng số liệu tổng kết việc thực hiện các biện pháp tránh thai của huyện Bình Giang- Hải Dương những tháng đầu năm 2005 sau đây sẽ phần nào chứng minh điều đó.
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai huyện Bình Giang những
tháng đầu năm 2005 [53] STT Tên biện pháp Đơn vị tính Số lượng % năm 1
ở đây, cũng cần chú ý một thực tế là ở Hải Dương hiện nay kết quả thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa đồng đều, trong bộ phận đồng bào theo Công giáo như ở các địa phương: Tráng liệt- Bình Giang, Hồng Hanh- Ninh Giang … tỷ lệ gia tăng dân số cũng như tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên thường cao hơn các nơi khác. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do quan niệm của Đạo Công giáo việc sinh con đẻ cái làm sinh sôi nảy nở tín đồ của Chúa là điều hết sức thiêng liêng, không thể “ can thiệp vào”. Trải qua nhiều thế hệ, những quan niệm này đã ăn sâu vào nhận thức và tình cảm, trở thành những chuẩn mực của cuộc sống, chi phối đức tin của đồng bào theo Đạo. Từ nhận thức và tình cảm như vậy, các cặp vợ chồng theo đạo thường ít sử dụng các biện pháp tránh thai mà kết quả là chính sách Dân số- kế hoạch hóa gia đình thường gặp rất nhiều khó khăn và ít thành cơng ở những vùng có đơng đồng bào Cơng giáo.
Việc hình thành trong xã hội tâm lý muốn sinh ít con đã góp phần to lớn vào kết quả giảm sinh và sự mở rộng của quy mơ gia đình hạt nhân . Thực tế điều tra trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy những năm trở lại đây tỷ lệ gia đình 2 con có xu hướng tăng lên và tỷ lệ gia đình 4 hoặc 5 con giảm đi một cách rõ rệt. Có thể nhận định rằng, xã hội cơng nghiệp hiện đại càng phát triển thì xu hướng gia đình hạt nhân, ít con sẽ là cơ cấu gia đình chủ yếu trong thời gian tới.
Lý giải vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau, song theo chúng tơi thì tâm lý này bắt nguồn từ những cơ sở sau đây:
Thứ nhất, hiện nay những nhu cầu về sức lao động và chức năng kinh tế của
người con khơng được đặt ra trong khi đó chi phí cho việc ni dậy con cái lại q tốn kém. Đó là chưa kể đến những phí tổn và lợi ích xã hội nằm ngồi phạm vi tính tốn của cha mẹ. Đông con trở thành một trong những nguyên nhân hạn chế những điều kiện cho việc phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong gia đình.
Thứ hai, nếu như trong nền sản xuất nhỏ, nơng nghiệp lạc hậu dịng của cải đi từ
con cái đến cha mẹ thì ngày nay lại có chiều hướng ngược lại, đi từ cha mẹ đến con cái, con cái khơng cịn là nguồn bảo đảm kinh tế nữa mà trở thành gánh nặng kinh tế. Mặt khác, do các điều kiện thu nhập đã thay đổi, không những đủ cho việc chi tiêu trong gia
4
Tiêm thuốc tránh thai Ca
137 64%
đình mà cịn có thể tăng cường cho việc tái sản xuất mở rộng và tích lũy cho tương lai, phúc lợi gia đình cũng vì thế mà khơng ngừng tăng lên cùng với bảo hiểm xã hội được đảm bảo con cái đã khơng cịn là nguồn bảo đảm kinh tế chủ yếu khi về già.
Thứ ba, địa vị người phụ nữ trong xã hội hiện đại đã thay đổi một cách đáng kể.
Phụ nữ ngày nay không chỉ được biết đến với vai trò làm mẹ, làm vợ và nội trợ trong gia đình. Trong lực lượng lao động xã hội nói chung và trong nhiều lĩnh vực lao động cụ thể phụ nữ đều chiếm tỷ lệ khá lớn. Phụ nữ làm việc trong tất cả các môi trường nghề nghiệp từ giản đơn đến mơi trường địi hỏi trình độ khoa học- kỹ thuật và tay nghề cao. Việc làm của phụ nữ đã đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho xã hội và cho gia đình. Do địa vị kinh tế- xã hội thay đổi, phụ nữ ngày càng bình đẳng đối với nam giới và có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng của gia đình, nhất là việc sinh con và nuôi dạy con cái.
Thứ tư, con cái sau khi lập gia đình có xu hướng tách khỏi cha mẹ để sống tự lập.
Do đó tuổi kết hơn trung bình tăng lên. Những nỗ lực của thanh niên trong việc tạo lập nghề nghiệp ổn định trước khi lập gia đình đã thúc đẩy họ sống độc lập với cha mẹ. Chính vì vậy ở những cặp vợ chồng trẻ này ít chịu ảnh hưởng từ cha mẹ hơn trong việc sinh con.