Trình độ dân trí có liên quan tới những điều kiện và khả năng tiếp nhận các thông tin xã hội cùng với năng lực nhận thức, đánh giá đúng đắn các thơng tin đó. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của con người. Khi trình độ dân trí được nâng cao, người dân có những điều kiện để nhận diện được đâu là những giá trị văn hóa đích thực, những tình cảm, thói quen, truyền thống tâm lý có tác dụng cho cuộc sống và hồn thiện con người. Nhìn chung thì trình độ học vấn có ý nghĩa to lớn trong việc thẩm định các giá trị, chuẩn mực trong xã hội, từ đó tạo dư luận tiến bộ trong cộng đồng.
Trình độ dân trí cơ bản được biểu hiện ở trình độ học vấn học vấn của dân cư. Đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lý trong quá trình phát triển. Mức sinh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn của dân cư mà trước hết là trình độ học vấn của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ. Kết quả điều tra nhân khẩu
học cho thấy: Phụ nữ có trình độ học vấn cao thường có ít con bởi vì họ có khả năng kiểm sốt được những yếu tố tác động tới mức sinh. Số con đã sinh trung bình của một phụ nữ thường tỉ lệ nghịch với trình độ học vấn của người mẹ. Điền này khơng chỉ phụ thuộc trình độ học vấn của phụ nữ nói chung mà cịn phụ thuộc vào cả tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn cao trong tổng số phụ nữ.
Bảng 1.1: Quan hệ giữa số con trung bình và trình độ học vấn của phụ nữ [66, tr 64]
Ngoài những vấn đề nêu trên còn phải kể tới một số yếu tố khác nữa như tuổi kết hôn, đời sống kinh tế, việc làm, thu nhập, tốc độ đơ thị hóa…và ngay cả mức sống, mức độ phổ biến của tâm lý xã hội cụ thể, chúng đều ảnh hưởng tới sự tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở những mức độ khác nhau.
Tóm lại, tâm lý xã hội là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Với tư
cách là một bộ phận của ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội phản ánh tồn tại xã hội ít nhiều mang tính tự phát, đây là một đặc điểm hết sức quan trọng giúp chúng ta phần nào có thể lý giải được vì sao tâm lý xã hội nói chung có tính chất kinh nghiệm, bảo thủ và trì trệ. Tuy vậy tâm lý xã hội vẫn là một bộ phận khơng thể thiếu, đồng thời giữ vị trí vơ cùng quan trọng trong toàn bộ đời sống tinh thần của con người.
Tâm lý xã hội của con người Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa những yếu tố truyền thống bản địa với những yếu tố từ bên ngoài tác động vào như những tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo…Cũng như toàn bộ ý thức xã hội, tâm lý xã hội có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội và chi phối những hiện tượng và quá trình diễn ra trong xã hội, sự tác động này diễn ra theo hai xu hướng: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Sức mạnh của tâm lý xã hội là sức mạnh của truyền thống, của tập quán, của thói quen, của dư luận xã hội, …do vậy, tác động của tâm lý xã hội là âm thầm, bền bỉ, nhưng vô cùng quyết liệt về mức độ và tác hại thì cũng rất khó lường. Việc
Khơng được đi học Chưa tốt nghiệp tiểu học
nghiên cứu một cách có hệ thống những tác động của tâm lý xã hội đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội khơng những giúp chúng ta có thể hạn chế những tác động tiêu cực của nó mà cịn có thể phát huy những giá trị cũng như tác động tích cực của nó trong đời sống xã hội.
Chương 2
tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện
chính sách dân số ở hải dương và những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục tác động tiêu cực của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số hiện nay