Đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng của bảng quy định và túi đựng rác

Một phần của tài liệu nội dung báo cáo (Trang 40 - 41)

TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

3.3.1 Đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng của bảng quy định và túi đựng rác

rác

Đối với túi đựng rác và bảng quy định, sau khi hồn thành 2 sản phẩm này nhóm nghiên cứu đã tiến hành lắp đặt thử trên tuyến xe 86 đi từ trường đại học Tôn Đức Thắng đến Bến Thành mà nhóm đã thực hiện khảo sát trước đó bằng phiếu để đánh giá mức nhận thức của người đi xe buýt khi thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tuyến xe 86 có 6 chuyến xe, nhóm nghiên cứu thực hiện lắp đặt trên tuyến xe mang biển số 53N-3194 với tài xế là chú Lê Văn Ngọc. Sau khi thực hiện lắp đặt thử trong khoảng thời gian là một tuần, bắt đầu từ ngày 10/4-17/4/2013. Trong một tuần lắp đặt nhóm đã thực hiện tiến hành khảo sát đánh giá thông qua ý kiến của chú tài xế, hành khách trên xe và nhóm tự quan sát, phân tích và đánh giá.

3.3.1.1 Kết quả khảo sát

Nhóm nghiên cứu đề tài đã thực hiện khảo sát ý kiến của 100 hành khách trên tuyến xe 86 để lấy ý kiến về túi đựng rác và bảng quy định, kế đến là thực hiện xem xét lượng rác thu gom được từ 2 túi đựng rác đã lắp đặt. Kết quả được thể hiện bên dưới đây.

a) Túi đựng rác:

Khảo sát 100 ý kiến hành khách trên xe buýt về vị trí lắp đặt và sự quan tâm chú ý với túi đựng rác thì cả 100% hành khách điều cho là hợp lý khi lắp đặt tại vị trí lên xuống xe và cho rằng tại vị trí này vừa dễ nhìn thấy lại vừa thuận tiện khi bỏ rác vào túi. Khảo sát kết quả trong quá trình lắp đặt túi đựng rác thì lượng rác thu được trong cả hai túi rác trong một ngày dao động từ khoảng 300g đến 850g. Như vậy là đã thu gom được khoảng 85% lượng rác trên xe buýt trên tổng lượng rác đã thu gom được sau khi quét dọn trước khi chưa lắp đặt túi đựng rác.

Một số hành khách quan tâm đến túi đựng rác cũng đã đóng góp một số ý kiến về việc có thể khơng cần dùng túi nilong thân thiện với môi trường đặt ở bên trong túi đựng rác. Vì cho dù túi nilong có tự hủy hay thân thiện với mơi trường thì cũng gây tốn thêm chi phí khi sử dụng và khi lắp đặt túi nilong vào trong túi rác làm cho túi rác trở nên lộn xộn khi nhìn mất đi vẻ thẩm mỹ của chiếc túi.

Đối với bảng quy định thì việc đánh giá hiệu quả chỉ mang tính chất tương đối do thời gian lắp đặt thử quá ngắn nên chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả thế nào. Để đánh giá được chính xác hiệu quả của bảng quy định cần phải có thời gian dài để đánh giá chi tiết về sự thay đổi từ thái độ cho đến hành vi của các đối tượng đi xe buýt và cả về hiện trạng lượng rác trên xe buýt thay đổi như thế nào. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề tài chỉ thực hiện khảo sát mức độ quan tâm của các đối tượng đối với bảng quy định vệ sinh môi trường trên xe bt. Kết quả khảo sát thì có 93% các hành khách chú ý và quan tâm đến bảng quy định và 7% cịn lại khơng quan sát thấy bảng quy định do ngồi phía hàng ghế ở phía trước hay do tâm lý mệt mỏi nên khơng quan tâm.

Một phần của tài liệu nội dung báo cáo (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w