II. những đề xuất cho công tác tổ chức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm mà Công ty đã và đang áp dụng
3. Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty
phẩm của Công ty
Trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, cơng tác kế hoạch hố cũng được phân thành hai loại, kế hoạch hố vĩ mơ và kế hoạch hố vi mơ. Phạm vi đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế đối với Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội, chỉ đi vào giải quyết kế hoạch hố vi mơ.
Trong hai năm 1997-1998 cơng tác kế hoạch mặt hàng chưa thật sự chủ động, cịn lúng túng, đơi khi chưa đáp ứng được yêu cầu bán ra như: một số đầu sách trong vụ, ấn phẩm, giấy thi. Nhất là khâu kế hoạch Sách giáo khoa của cửa hàng lẻ còn quá tuỳ tiện, quá yếu.
Kế hoạch hố vi mơ trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội có các chức năng sau:
- Xác định các mục tiêu về số đầu sách, cơ cấu các loại Sách giáo khoa và danh mục thiết bị cần kinh doanh... trên cơ sở dự đoán, dự báo sự phát triển của nhu cầu khách hàng trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
- Bảo đảm và duy trì các cân đối trong quá trình tiêu thụ Sách giáo khoa nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các đại lý thành viên của Cơng ty nhằm cho nó đi vào trật tự, kỷ cương.
- Khai thác Sách giáo khoa bằng con đường truyền thống và chú ý đến tính hai mặt của kinh doanh Sách giáo khoa do tư nhân đứng lên kinh doanh.
Để thực hiện các chức năng trên, nhiệm vụ của kế hoạch hố vi mơ trong tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm ở Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội hiện nay là:
- Dự đoán, dự báo nhu cầu xã hội và tâm lý khách hàng trên cơ sở phân tích, đánh giá biến động về nhu cầu, thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng.
- Xây dựng những mục tiêu chủ yếu về việc thỏa mãn nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng đó là các em học sinh.
- Dự kiến và đề xuất phương hướng phát triển, các hình thức và loại hình hoạt động kinh doanh Sách giáo khoa và thiết bị, ấn phẩm trên thị trường.
- Điều tiết hoạt động của Công ty thông qua kế hoạch kinh doanh Sách giáo khoa hàng năm theo từng đợt của các đại lý.
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, quá trình đổi mới kế hoạch hố vi mơ trong hoạt động kinh doanh Sách giáo khoa và các thiết bị của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội phải giải quyết ngay một số vấn đề sau đây:
- Nâng cao năng lực và trình độ dự đốn và những phương hướng, dự án có được từ đầu năm, hay đầu vụ kinh doanh.
- Thị trường Sách giáo khoa và thiết bị phải được coi vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch hoá. Trong lĩnh vực kinh doanh không được xem nhẹ mệnh lệnh của thị trường nhưng đồng thời cũng phải chủ động tác động trực tiếp vào thị trường. Xử lý mối quan hệ
này đòi hỏi kinh doanh Sách giáo khoa và thiết bị, ấn phẩm phải có sự chọn lựa, khơng chỉ đơn thuần căn cứ vào nhu cầu thị trường mà phải có sự tác động trở lại để định hướng nhu cầu.
- Xử lý mối quan hệ giữa kế hoạch hố vĩ mơ và kế hoạch hố vi mơ. Về phương diện kinh tế, kế hoạch đề tài là phương hướng sản xuất của các doanh nghiệp xuất bản (ở đây là Nhà xuất bản Giáo dục). Về phương diện quản lý Nhà nước, kế hoạch đề tài của các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm lại là đối tượng điều tiết của kế hoạch hố vĩ mơ. Quan hệ giữa tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội và sự điều tiết của Nhà nước được biểu hiện tập trung nhất trong việc xử lý mối quan hệ này. Nhà nước điều tiết cái gì, cách thức điều tiết ra sao để vẫn có thể bảo đảm được tính tự chủ và bí mật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói chung và của Cơng ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội nói riêng. Thực tế cho thấy, Cơng ty khơng muốn giải trình cụ thể, chi tiết những đề tài, danh mục được đưa vào kế hoạch đặt hàng hàng năm, bởi lẽ thông qua cơ quan quản lý Nhà nước xét duyệt, bí mật về các đề tài cần xuất bản và kinh doanh của Công ty sẽ bị lộ, nguy cơ bị cạnh tranh là khơng tránh khỏi. Vì vậy, thiết nghĩ cần phải đổi mới mẫu kế hoạch đề tài đưa đi xét duyệt và phải ban hành quy chế giữ bí mật về đề tài cần xuất bản và kinh doanh của Công ty Sách và Thiết Bị trường học Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói chung.