CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần luyện cán thép sóc sơn (Trang 53 - 59)

564 30/06/2011 Tiền nước uống tháng 06 627 3.568

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

LUYỆN CÁN THÉP SÓC SƠN

3.1.Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

3.1.1.Ưu điểm

Kế toán phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đạt được mức độ hoàn thiện nhất định, đảm bảo phản ánh đầy đủ nghiệp vụ, thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán. Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hiện nay. Cụ thể:

- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng mà Công ty đang áp dụng là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, nhiều công đoạn, sản phẩm sản xuất ra đa dạng và phong phú về chủng loại của Công ty. Do đó, đảm bảo tập hợp chi phí một cách chính xác và thuận tiện trong công tác hạch toán.

- Đối tượng tính giá thành được xác định theo từng sản phẩm trong đơn đặt hàng là hoàn toàn phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Điều này giúp cho công tác tính giá sản phẩm hoàn thành nhanh chóng, chính xác và khoa học.

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty được xác định theo từng đơn đặt hàng, hoàn toàn phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Phương pháp tính giá thành trực tiếp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh kiểu phức tạp, chế biến liên tục, nhiều giai đoạn.

- Việc xây dựng hệ thống định mức cho từng sản phẩm thể hiện những tiến bộ trong quản lý chi phí và giá thành sản phẩm nhằm giúp cho công tác

quản lý chặt chẽ, thường xuyên, tránh lãng phí và đánh giá được cụ thể tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư trong sản xuất từng loại sản phẩm.

- Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đây là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm, được Công ty chú trọng quản lý chặt chẽ. Đối với việc theo dõi chi phí nguyên liệụ, Công ty có máy móc, đồng hồ định mức đồng bộ kiểm soát nghiêm ngặt việc xuất, nhập, hạn chế đến mức thấp nhất những hao hụt, mất mát trong quá trình sản xuất. Đối với việc xuất vật tư từ kho trung tâm về kho phân xưởng và xuất trực tiếp cho sản xuất và sửa chữa , kế toán sử dụng Phiếu di chuyển nội bộ và Phiếu lĩnh vật tư vừa đảm bảo tính hiện hữu của nghiệp vụ phát sinh, vừa là cơ sở giúp kế toán hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí nguyên vật liệu. TK 621 được theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm, từng phân xưởng giúp cho việc hạch toán giá thành cho từng loại sản phẩm dễ dàng và chính xác hơn.

- Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Công ty trả lương cho công nhân theo thời gian thích hợp với đặc điểm công việc của từng bộ phận, từng phân xưởng. Hàng tháng, việc bình xét điểm cho từng tổ đội sản xuất và cá nhân làm căn cứ trả lương là biện pháp rất tốt để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động và ý thức làm việc. Bên cạnh đó, Công ty cũn chi trả các khoản phụ cấp nhằm góp phần đảm bảo mức sống, sức khỏe và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Việc hạch toán tiền lương của công nhân cũng được theo dõi chi tiết cho từng đơn đặt hàng, từng loại sản phẩm của đơn đặt hàng là căn cứ chi tiết cho công tác tính giá thành.

- Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: được tập hợp trên cơ sở các khoản mục nhỏ như: chi phí NVL phụ, chi phí CCDC, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài… Các khoản mục này trong quá trình hạch toán vào chi phí sản xuất đã được chia thành chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.

Việc các sản phẩm sản xuất không đạt chất lượng của Nhà máy không chỉ là vấn đề quan tâm của kế toán nói riêng mà còn của toàn Công ty nói chung. Nhìn chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện

3.1.2.Nhược điểm

* Về hạch toán chi phí sửa chữa: Trong quá trình sản xuất của công ty máy móc thiết bị thường xuyên phải có sự thay thế, sửa chữa và có cải tiến kỹ thuật. Nhưng trong quá trình hạch toán công ty đưa thẳng những khoản mục này vào chi phí công cụ dụng cụ.

* Về chi phí công đoàn: công ty chưa thực hiện tách riêng chi phí công đoàn TK chi phí công đoàn riêng nên khoản này làm tăng chi phí khác của doanh nghiệp mà lại không đáp ứng được đúng các điều khoản về tính giá thành.

3.1.3.Phương hướng hoàn thiện

Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để sao cho sản xuất có hiệu qủa, mang lại lợi nhuận cao, nhưng bên cạnh đó phải thực hiện tốt đường lối quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước trên cơ sở tôn trọng các quy luật kinh tế. Muốn vậy sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận mặt khác phải luôn tìm cách hạ giá thành sản phẩm và thực hiện các nghệ thuật kinh doanh khác.

Muốn thực hiện hạ giá thành sản phẩm, phải tiết kiệm chi phí, đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, tiết kiệm hợp lý NVLTT, chi phí SXC,

nhân cơng phải bố trí làm việc một cách khoa học vừa tiết kiệm chi phí mà lại tăng năng suất lao động. Tiết kiệm chi phí không những làm hạ giá thành mà còn đem lại lợi nhuận .

Xuất phát từ yêu cầu trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nhân tố chủ yếu để tính đúng, chính xác chi phí bằng những phương pháp phù hợp và ít tốn kém nhất. Đây là biện pháp duy nhất để cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.2.Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty

Sau một thời gian thực tập tại Công ty, bằng những hiểu biết của mình và căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.

* Về đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Do chi phí sản xuất hầu hết phát sinh ở phân xưởng là chủ yếu, mà các kế toán phân xưởng trình độ có hạn chế, mặt khác không có phương pháp báo cáo hoặc tập hợp chi phí thống nhất giữa các phân xưởng nên theo em Công ty nên mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho các kế toán phân xưởng về các nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí vật tư chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí do đó tiết kiệm vật tư phải được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén vật liệu đã định mức mà là giảm hao hụt trong bảo quản, giảm chi phí vận chuyển, nắm chắc giá thị trường để đối chiếu, lập các phương án cải tiến kỹ thuật có thể giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty cần xây dựng quy chế thưởng cho những cán bộ, công nhân viên nào tìm được nguồn hàng rẻ, đồng thời thưởng cho những hành động tiết kiệm vật tư để tạo ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân phân xưởng.

* Về hạch toán chi phí sửa chữa: Trong quá trình sản xuất của công ty máy móc thiết bị thường xuyên phải có sự thay thế, sửa chữa và có cải tiến kỹ thuật. Nhưng trong quá trình hạch toán công ty đưa thẳng những khoản mục này vào chi phí công cụ dụng cụ. Đề nghị công ty nên đưa khoản chi phí này vào TK 241 và khi sửa chữa cải tạo xong thì kết chuyển vào tài sản

Khi phát sinh chi phí cải tạo sửa chữa

Định khoản Nợ TK 1531 : Công cụ đưa đi cải tạo

Có TK 241 :Xây dựng cơ bản dở dang Khi cải tạo sửa chữa hoàn thành

Định khoản Nợ TK241 :Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 211 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công ty cũng nên trích kinh phí công đoàn theo luật định để khoản này được tách rõ ràng thuận tiện cho quá trình tính giá thành cho doanh nghiệp.

Nợ TK622: chi phí công nhân trực tiếp

Có TK3382: chi phí công đoàn

* Về luân chuyển chứng từ: Tất cả những chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất phải được tập hợp về Phòng kế toán Công ty lưu giữ. Các phân xưởng là các đơn vị nhỏ trực thuộc sự quản lý của Công ty, do vậy những chứng từ này cần được tập hợp về phòng kế toán để xử lí.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển mạnh các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có vị thế và hiệu quả kinh tế. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý, tính toán chính xác các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt mục tiêu chung của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí

Nhận thức được điều đó, trong qúa trình thực tập tại Công ty cổ phần luyện cán thép Sóc Sơn, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Đinh Thế Hùng cùng ban Giám đốc và các cán bộ nhân viên Phòng Tài chính kế toán của Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài:

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần luyện cán thép Sóc Sơn . Trong chuyên đề này em đã mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành

Tuy vậy với nhìn nhận của một sinh viên kế toán thực tập tại Công ty cổ phần luyện cán thép Sóc Sơn mà hoạt động mang tính đặc thù, thời gian thực tập không dài, đồng thời kiến thức trên giảng đường và thực tiễn có một khoảng cách, do đó bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là thầy giáo Đinh Thế Hùng đã tận tình giúp hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần luyện cán thép sóc sơn (Trang 53 - 59)