Số lượng cơ sở chế biến nông sản của một số xã tại Huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 42)

2 .Kiến nghị

Bảng 2.5 Số lượng cơ sở chế biến nông sản của một số xã tại Huyện Phong Điền

ĐVT: Cơ sở

Tên xã Các ngành CNCB trọng điểm Số cơ sở

Phong Hải Nước mắm 18

Phong Chương Rượu trắng 96

Nem chả 10

Phong Hòa Chế biến từ gỗ 116

Phong Mỹ Tương măng 9

Phong An Ép dầu lạc 3

Tổng số cơ sở 252

(Nguồn: Báo cáo thống kê Huyện Phong Điền quý 2 năm 2017)

Ở bảng 2.5, các cơ sở chế biến nông sản sản xuất có tính tập trung, mỗi vùng có 1 nghề đặc trưng, trong đó số cơ sở chiếm số lượng nhiều nhất là các cơ sở chế biến gỗ ở xã Phong Hòa. Quý 2 năm 2017 thống kê đến 116 cơ sở chế biến. Chế biến gỗ bao gồm các cơ sở về gỗ xẻ các loại, điêu khắc mộc mỹ nghệ…các sản phẩm làm từ gỗ. Điêu khắc mộc mỹ nghệ là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Phong Hịa đước nhiều khách hàng biết đến với sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nghệ thuật khắc tượng, làm nhà rường…

Phong Chương là xã nổi tiếng với các cơ sở chế biến về rượu, đặc biệt là rượu trắng. Hiện nay có 96 cơ sở sản xuất rượu tại xã Phong Chương. Các cơ sở chủ yếu được thành lập ở dạng hợp tác xã và hộ chuyên sản xuất và kinh doanh rượu, đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động của xã. Tuy nhiên năng lực của các cơ sở còn hạn chế, quy mơ cịn nhỏ lẻ, manh mún, cơng nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm và chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhiều thị trường. Ngồi ra ở Phong Điền cịn có rượu Okay Phong Bình đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và dần có thương hiệu trên thị trường.

Sản xuất nước mắm ở Phong Hải có 18 cơ sở đang hoạt động, chủ yếu là hộ gia đình, sản xuất nước mắm và một số sản phẩm từ thủy sản. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại chợ trên địa bàn huyện, thành phố Huế và một số siêu thị tại Huế, được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng với số lượng lớn. Tuy nhiên, quá trình tổ chức sản xuất vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung, chất lượng và mẫu mã chưa cao, việc xử lý môi trường ở các khu sản xuất vẫn chưa đảm bảo, chưa đưa ra phổ biến được thị trường ngoài tỉnh.

Tương măng Phong Mỹ có xu hướng phát triển do nhu cầu người tiêu dùng khá lớn, thị trường tiêu thụ khá ổn định, nhiều cơ sở sản xuất đã xây dựng thương hiệu như cơ sở Hoàng Cúc, cơ sở Viễn Diệu, hiện đang cải tiến mẫu mã sản phẩm và thực hiện quy trình sản xuất đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Vì gặp vấn đề khó khăn trong việc khơng có nguồn ngun liệu chủ động để sản xuất, số lượng sản phẩm sản Đại học kinh tế Huế

xuất ra còn hạn chế, nên số cở sở giảm, năm 2012 có tới 20 cơ sở, nhưng hiện nay cịn 9 cơ sở, một số hộ gia đình đã chuyển sang các ngành nghề khác.

Nem chả và ép dầu lạc có hầu hết ở các xã của huyện Phong Điền, vì nhiều cơ sở hộ gia đình nhỏ lẻ khơng đăng kí nên khơng thể thống kê được hết. Bảng trên chỉ thống kê được 2 xã mà nhóm có điều tra và xin được số liệu. Các ngành này chủ yếu sản xuất theo mùa vụ và sản phẩm cũng tùy thuộc vào mùa vụ.

2.2.2.2. Vềgiá trịsản lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 42)