Đảm bảo tn thủ đúng quy chế, quy trình tín dụng:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (Trang 76 - 77)

Quy trình tín dụng là một cơ cấu hồn chỉnh và đầy đủ của một Ngân hàng. Các quy chế, quy trình về tín dụng được áp dụng trong nội bộ Ngân hàng phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, tránh tư tưởng tìm kiếm lợi nhuận bằng nghiệp vụ, khơng nên hạ thấp những tiêu chuẩn tín dụng đã được đặt ra nhằm lôi kéo khách hàng hoặc cạnh tranh khơng lành mạnh với các tổ chức tín dụng khác vì những tiêu chuẩn tín dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng hạn chế được những rủi ro không cần thiết.

Đối với một tổ chức tín dụng thì chất lượng tín dụng quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng, Ngân hàng khơng thể nào thu được khoản phí để bù đắp các khoản mất mát trong cho vay. Do đó cần hiểu rỏ thông tin vê khách hàng trước khi cho vay, nếu chưa tin tưởng hoặc chưa hiểu rỏ về khách hàng, khi mà công tác thẩm định vẫn chưa thu được kết quả đáng tin cậy thì khơng nên cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu sau khi thu thập thơng tin về khách hàng mà những rủi ro có thể xảy ra cho khoản vay thì tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà các bộ tín dụng sẻ từ chối cho vay. Nếu rủi ro có thể chấp nhận được thì có thể phê duyệt đơn cho vay.

Khi khoản vay có mức độ rủi ro cao thì cần phải có tài sản thế chấp, cho vay với lãi suất cao kèm theo nên đóng bảo hiểm tín dụng để hạn chế rủi ro cho khoản vay đó, Ngân hàng nên nhận những tài sản thế chấp có khả năng thanh khoản cao, đồng thời Ngân hàng nên có cái nhìn chun mơn và khơng thiên vị đối với tài sản thế chấp, với tư cách là người cho vay cán bộ tín dụng phải phân biệt được sự khác nhau giữa giá trị thị trường, giá thanh lý, nên thường các khoản vay phải được đảm bảo bằng 150% giá trị tài sản cố định tín theo giá thị trường hiện thời.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Trần Thị Thanh Phương

Tuy nhiên cán bộ tín dụng khơng nên coi tài sản thế chấp là thay thế cho việc trả nợ mà đó chỉ là phương tiện, biện pháp để phịng ngừa. Mục đích của việc cho vay khơng phải để phát mãi tài sản, đảm bảo để thu hồi nợ mà là giúp cho khách hàng có vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, đem lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và cho chính Ngân hàng. Ngồi ra việc phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cũng không phải là điều dễ dàng. Để thực hiện tốt giải pháp này cần xem xét kỹ lưỡng tài sản đảm bảo, đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn, như quyền sở hữu, sự tồn tại thực tế của tài sản đó, thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo.

Sau khi cho vay cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay khơng, nên kiểm ta định kỳ và đơi khi kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời có giám sát chặt chẽ mới biết được tình trạng khó khăn mà khách hàng gặp phải từ đó có những biện pháp giúp đỡ kịp thời. Việc giám sát tiền vay giúp Ngân hàng biết được ngày đến hạn của món nợ để kịp thời đôn đốc trả nợ để hạn chế nợ quá hạn.

Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng nhằm xử lý kịp thời những rủi ro xảy ra, nhằm giúp việc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn ra bình thường, liên tục. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng là một rong những Ngân hàng có quy trình tín dụng chặt chẽ hiệu quả, nên thường xuyên rà soát và đánh giá lại quy chế, quy trình tín dụng nhằm kịp thời điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp với thực tế và hạn chế được những sơ hở khơng có lợi cho Ngân hàng. Bởi vì quy trình, quy chế thì thể hiện một nội dung cố định tronh khi nền kinh tế thì liên tục vận động vì vậy sẽ có những tiêu chí khơng phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w