Kết cấu của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã la phù, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 25)

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con.

Chƣơng 2. Thực trạng vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Chƣơng 3. Một số yếu tố tác động và xu hướng biến đổi vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con của các gia đình làng nghề tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON 1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm vai trò

Tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định chúng ta gọi đó là vai trị. Khái niệm vai trò được bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu. Các vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải đóng vai những nhân vật được đạo diễn phân công. Từ đó có thể thấy vai trị xã hội hồn tồn khơng có tính chất tưởng tượng, bắt chước. Các hành vi thực tế của một người nhờ học hỏi được từ các kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trước đó trong cuộc sống. Vai trị xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhiệm hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng sẽ nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ. Các cá nhân có vơ vàn vai trị, có bao nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trị xã hội.

“Vai trị xã hội là mơ hình hành vi, tức là trong cùng điều kiện, hàn

cảnh xã hội nhất định, những cá nhân có cùng vị thế xã hội giống nhau đều phải thực hiện những hành vi giống nhau, ví dụ, vai trị người giáo viên là giảng dạy, do đó tất cả những tác nhân có cùng vai trị xã hội này đều phải thực hiện một mơ hình hành vi giống nhau đó là lên lớp giảng bài cho học sinh” [4, tr.37].

Vai trị xã hội khơng có tính cách tưởng tượng và nhất thời, nó được học trong diễn tiến xã hội hóa thực hiện trong những đồn thể khác nhau mà con người tham gia vào và nó đã trở thành một phần nhân cách của con người. Khi có một số những khn mẫu tác phong trong tình trạng hỗ tương, tương quan với nhau được tập trung quanh một nhiệm vụ xã hội thì chúng ta gọi sự phối hợp này là một vai trị xã hội. Chẳng hạn có một số khn mẫu tác

phong, có những hành động và thái độ, những bổn phận và đặc quyền mà người ta chờ đợi mỗi người trong gia đình. Trong sự thi hành tác phong ấy người đó (người cha, người mẹ) làm đầy đủ vai trị của mình là dạy dỗ và giáo dục con cái. Vai trị điển hình của bất kỳ ai người cha, người mẹ, người thầy giáo, cơ giáo đều có thể nhận thấy trong số những người xung quanh ta trong xã hội. Vai trò xã hội cho ta biết con người làm gì. Đó chính là một khái niệm mang tính sống động liên quan tới “thành tích” xã hội mà cá nhân đạt được trong xã hội.

1.1.2. Khái niệm gia đình, gia đình làng nghề

Theo điều 3, luật Hơn nhân và gia đình: “Gia đình là tập hợp những

người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này”.

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù một nhóm xã hội nhỏ và các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con ni, bởi tính cộng đồng về sinh hóa, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cùng để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

Trong cuốn “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội [29, tr.31] của tác giả Lê Ngọc Văn:

“Gia đình là sự chung sống giữa các cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu

tình cảm, tâm lý, tình dục...và các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khác”.

Trong nghiên cứu này, gia đình là một nhóm xã hội hai hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi, vừa đáp ứng nhu cầu riêng, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội và tái sản xuất dân cư theo nghĩa thể xác và tinh thần.

Gia đình làng nghề là những gia đình trong đó có vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều sinh sống tại làng nghề.

1.1.3. Khái niệm định hướng

Định hướng là việc hoạch định trước một phương pháp, một mục tiêu để thực hiện nếu khơng có gì thay đổi. Sự định hướng này có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Mục đích cuối cùng của sự định hướng có đạt được hay khơng cịn phụ thuộc vào điều kiện khách quan.

1.1.4. Khái niệm nghề nghiệp

“Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội. Nghề nghiệp là nghề nói chung, là sự trau dồi đạo đức, lương tâm đối với công việc đang làm” [33, tr.51].

Trong luận văn này: Nghề nghiệp là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội, là công việc mà một người sẽ phải cố gắng để hoàn thành tốt sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lịng đam mê đối với nghề. Là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

1.1.5. Khái niệm định hướng nghề nghiệp

Nghề nghiệp trong xã hội khơng phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. “ĐHNN” là lựa chọn một công việc thật sự phù hợp với bản thân, mang lại thu nhập và niềm yêu thích khi thực hiện cơng việc đó.Việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân chọn nghề. Nếu định hướng sai sẽ gây cho cá nhân rất nhiều khó khăn bất lợi trong cuộc sống.

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một

thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công cơng tác sẽ mất dần trong q trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…

1.1.6. Khái niệm vai trò của cha mẹ trong việc định huớng nghề nghiệp cho con nghiệp cho con

Vai trò của cha mẹ trong việc ĐHNN cho con là sự chủ động nắm bắt các thơng tin hữu ích đúng đắn về nghề nghiệp của cha mẹ thơng qua đó cha mẹ làm cơng tác tư vấn, hỗ trợ thông tin cơ bản, cần thiết nhất dựa trên cơ sở thiên hướng cá nhân của con: Về sở thích, đặc điểm bản thân (điểm mạnh, điểm yếu, đam mê...), xác định mục tiêu nghề nghiệp cho con, nghiên cứu công việc, xem xét mức độ tài chính của gia đình trước khi tư vấn cho con ngành nghề phù hợp nhất (trong đó phải xét đến yếu tố như: Đặc điểm gia đình và sự phù hợp của con cái đối với công việc mà con dự định theo đuổi) lường trước mức độ thành công trong tương lai, cùng tính tốn với con để con nhận định đúng đắn qua đó ra quyết định cùng con lựa chọn một nghề thích hợp nhất, giúp con chọn nghề đúng ngay từ ban đầu giúp mang lại thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định sau này cho con.

Nói tóm lại, vai trị của cha mẹ trong việc ĐHNN cho con được xem là cả một quá trình, do vậy khái niệm này ta có thể thao tác hóa và đo lường qua các biến số như sau:

- Nhận thức của cha mẹ về việc ĐHNN cho con.

- Hành động hướng nghiệp: Đầu tư cho con học tập, dành thời gian cho việc học tập và ĐHNN của con…

1.2. Các lý thuyết vận dụng

1.2.1. Lý thuyết vai trò

Lịch sử của lý thuyết vai trò gắn liền với những tên tuổi của các tác giả như: G.Simmel. Ch. Cooley, R. Linton, Mead, R.Merton, T.Parsons…Trong đó có phải kể đến sự đóng góp rất lớn của R. Linton, R.Merton và T.Parsons là những người có cơng đưa ra và xây dựng phát triển hệ thống lý thuyết vai trò.

Ralph Linton (1936) nói, chúng ta chiếm giữ các địa vị, nhưng chúng ta đóng các vai trị. Theo quan niệm của Linton, vị thế là vị trí trong cấu trúc xã hội với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng và vai trò là kiểu hành vi hướng tới sự mong đợi của những người khác xung quanh [8, tr.248].

Một vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ được gán cho một địa vụ cụ thể. Nhưng mong đợi này xác định hành vi của con người, được xem như là phù hợp hay không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị.

Một vai trò hay một địa vị thường được xem xét trên một mối quan hệ nhất định. Vai trị do ý nghĩa mà nó được gán mang tính xã hội và trên một phương diện nhất định nó cũng là một biểu trưng trong quá trình tương tác của con người.

Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Để cá nhân có thể thực hiện tốt vai trị thì: Một mặt địi hỏi chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng, mặt khác, cá nhân phải học hỏi về các vai trị trong q trình xã hội hóa.

Trong gia đình mỗi một cá nhân phải tự xác định cho mình một chỗ đứng và tương ứng với vị trí đó thì anh thực hiện những vai trị và nhiệm vụ nhất định. Các vai trò trong gia đình ln ln có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vai trị của người bố hay người mẹ ln được ấn định bởi sự mong đợi của xã hội. Tuy nhiên, khi nghiên cứu gia đình thì chúng ta khơng thể khơng nghiên cứu mối quan hệ bên trong gia đình, điều đó nói lên mọi vai trị trong

gia đình đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Mỗi khi các thành viên trong gia đình có sự thay đổi vai trị của mình, nó sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình và qua đó chúng ta thấy được sự vận động và biến đổi các định hướng giá trị trong gia đình.

Khi phân tích vai trị của cha mẹ dưới góc độ lý thuyết vai trị cần đặt chúng trong những quan hệ liên cá nhân, liên nhóm cụ thể. Việc thể hiện vai trò của cha mẹ phải được phân tích trong những hoạt động sống nhất định của họ. Trong phạm vi gia đình thì cha mẹ có những vai trị nhất định đối với con cái như vai trị ĐHNN. Đối với con cái thì cha mẹ có vai trị vừa là người thầy vừa là người vạch đường đi cho chúng. Do vậy, mỗi bậc cha mẹ phải làm đúng vai trị của mình trong việc giúp đỡ con học tập, lựa chọn nghề nghiệp, tạo dựng cho con một bước khởi đầu vững chắc.

Theo cách tiếp cận lý thuyết này chúng ta đi sâu nghiên cứu các vai trò của cha mẹ trong việc ĐHNN đối với con cái. Một mặt, cha mẹ đầu tư những gì cho con trong quá trình học tập cũng như dự định nghề nghiệp cho con. Hai là cấu trúc xã hội vĩ mơ trong đó các nhóm tương tác với nhau thông qua cơ chế trao đổi xã hội và hệ các giá trị, chuẩn mực, thiết chế xã hội; để xem xét các nhân tố trong gia đình và mơi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến dự định, mong muốn nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ tại làng nghề. Phương tiện trung gian làm cầu nối giữa hai cấp độ này là các mối tương tác, trao đổi xã hội và hệ các giá trị, chuẩn mực, các tiêu chuẩn được các cá nhân và nhóm nhất trí chia sẻ. Qua đây cũng tìm hiểu xem, cha mẹ mong muốn nhận được cái gì sau khi đã đầu tư cho con cái học tập và định hướng nghề nghiệp cho con.

1.2.2. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý của GeorgeHomans

Tác giả George Homans (1910-1989) là nhà xã hội học người Mỹ, là một trong các tác giả nổi tiếng của lý thuyết trao đổi xã hội. Khi nghiên cứu về hành vi xã hội, G.Homans đã đưa ra khái niệm “hành vi xã hội sơ đẳng” được hiểu là những hành vi mà con người lặp đi lặp lại không phụ thuộc vào

việc nó có được hoạch định trước hay là khơng. Hành vi xã hội sơ đẳng diễn ra dưới nhiều hình thức, từ phản xạ có điều kiện, đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Theo G.Homans, hành vi sơ đẳng là cơ sở của sự trao đổi giữa hai hay nhiều người.

George Homans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội. Một là, hiện thực hóa - hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm. Hai là, hành vi đó được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác. Ba là, người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của một cấu trúc xã hội nào đó.

Khi nghiên cứu về hành vi, Homans đã đưa ra sáu định đề của hành vi duy lý bao gồm: (1) định đề phần thưởng (hành động nào hay được khen thưởng thì càng có khả năng được lặp lại); (2) định đề kích thích (nếu một kích thích nào đó đã từng khiến một hành động được khen thưởng thì một kích thích mới càng giống kích thích đó bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng làm cho hành động tương tự như trước đây lặp lại bấy nhiêu); (3) định đề giá trị (giá trị của hành động càng cao thì chủ thể càng có xu hướng lặp lại hành động đó bấy nhiêu); (4) định đề duy lý (cá nhân sẽ lựa chọn những hành động mà giá trị hoặc khả năng đạt kết quả là lớn nhất); (5) định đề giá trị suy giảm (giá trị của phần thưởng sẽ giảm nếu thường xuyên nhận được phần thưởng đó); và (6) định đề mong đợi (chủ thể hành động sẽ hài lòng nếu mong đợi của họ được thực hiện và ngược lại).

Từ các định đề trên, Homans chỉ ra rằng hành vi lựa chọn nghề nghiệp của con người đều có tính quy luật, tức là chịu sự chi phối có tính tất yếu bên trong của mỗi thành phần và mỗi kiểu loại nghề nghiệp khác nhau. Vì các hoạt động nghề nghiệp của con người được thúc đẩy bởi khát vọng để đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã la phù, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)