Dự định khu vực làm việc cho con sau khi học xong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã la phù, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 71)

hu vực dự định Tần số (ngƣời) Tần xuất (%)

Tự làm chủ 21 17,5

Nhà nước 59 49,2

Nước ngoài 28 23,3

Liên doanh nước ngoài 12 10

Tổng 120 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2020)

Không quá bất ngờ khi kết quả điều tra cho thấy đa số các bậc làm cha, làm mẹ tại các gia đình làng nghề lại muốn con cái họ làm cán bộ nhà nước. Ở đây, trong quan niệm của họ cán bộ nhà nước chưa hẳn là một nghề cụ thể nào đó mà trước hết là một vị thế, một thứ tự “lập nghiệp” cao hơn với những điều kiện làm việc được đảm bảo. Dù ở thời bao cấp trước đây hay trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay thì cán bộ nhà nước vẫn ln được coi trọng.

Để có được việc làm thuộc khu vực nhà nước thì con cái phải học hành và thi cử nhiều hơn mà sự tiến thân bằng con đường học hành lại cũng là nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam. Do vậy trong cái biểu tượng về cán bộ nhà nước dường như đã kết hợp những giá trị truyền thống với việc coi trọng thành phần kinh tế nhà nước trong mấy chục năm qua. Hướng nghiệp theo con đường đó cũng có nghĩa là thăng tiến và thành đạt trong xã hội. Theo bảng số liệu trên thì tỷ lệ các bậc cha mẹ hướng con vào làm ở khu vực nhà nước là cao nhất (49,2%). Bởi lẽ trong khu vực nhà nước, nghề nghiệp có tính chất ổn định lâu dài. Còn cha mẹ cho con vào khu vực nước ngoài hay liên doanh chỉ chiếm (33,3%), muốn con mình sau này học xong ra trường tự làm chủ chiếm (17,5%). Nghề nghiệp là kết quả của sự phân cơng lao động xã hội. Nhưng trong q trình phát triển nghề nghiệp lại gắn với giai tầng xã hội và việc coi trọng nghề lại phụ thuộc vào vị thế xã hội của giai tầng đó. Trong xã hội truyền thống, bảng giá trị được xếp theo thứ tự: Sĩ - nơng - cơng - thương thì ngày nay thứ bậc đó đã có sự thay đổi, giá trị kinh tế và giá trị xã hội đã phần nào được tách ra trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ. Bên cạnh việc định hướng khu vực làm việc cho con các bậc phụ huynh tại La Phù còn định hướng con sẽ làm nghề gì trong tương lai. Quá trình điều tra bằng bảng hỏi, cho ta thấy xu hướng chung tại đây đó là:

Bảng 2.9: Dự định nghề nghiệp cho con trong tƣơng lai Nghề nghiệp đƣợc chọn Tần số (ngƣời) Tần xuất (%)

Kỹ sư/kế toán 11 9,2

Giáo dục đào tạo 15 12,5

Y tế 16 13,4

Quản trị kinh doanh 21 17,5 Công nghệ thông tin 30 25 Bảo hiểm/ngân hàng 3 2,5 Bất động sản/chứng khốn 10 8,4

Bn bán 1 0,8

Sản xuất kinh doanh 9 7,5

Lao động tự do 4 3,2

Tổng 120 100

Qua bảng số liệu 2.9, ta thấy ngành công nghệ thông tin được đa phần các bậc cha mẹ tại làng nghề La Phù lựa chọn. Nó chính là một trong những điểm mới trong tư duy cũng như trong cách định hướng của các bậc cha mẹ. Sự ĐHNN này bắt nguồn từ nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4- cơng nghiệp 4.0 chính là tập hợp bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật và hệ thống mạng Internet. Thực tế là do những ảnh hưởng to lớn với phạm vi rộng khắp lên tất cả các ngành, và lĩnh vực trong đời sống, cùng tốc độ phát triển thần tốc của công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là một kỷ nguyên khác biệt. Cuộc cách mạng này dự kiến sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Đối với ngành công nghiệp, khởi nguồn của cuộc cách mạng kể trên, Công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy. Khi triển khai các công nghệ thông minh trong nhà máy và mơi trường làm việc, các máy móc sẽ được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Trong tương lai khả năng máy móc, thiết bị cơng nghệ sẽ thay thế con người, làm việc gì cũng cần có máy móc, thiết bị. “…Chú thấy trên báo đài, trên máy tính nói ầm ầm đấy cháu, máy móc, thiết bị, thậm trí robot sắp sửa thay thế con người rồi, cháu có thấy một số nước đã dùng robot để điều khiến máy móc, thiết bị rồi không. Công ty nhà chú trước sản xuất hàng hóa chỉ đơn thuần thủ cơng, giờ máy móc thay thế tồn bộ rồi cháu. Con gái lớn của chú đi làm rồi, em thứ hai chú hướng học cơng nghệ thơng tin, sau này làm việc gì cũng thuận lợi….” [Phỏng vấn sâu số 5, Tuổi 50, Giới tính: Nam, Trình độ

học vấn: Tiểu học, Có làm nghề truyền thống, Thu nhập: Trên 25 triệu].

Bên cạnh đó một xu hướng chung là các bậc cha mẹ muốn con mình làm những nghề thuộc khu vực quốc doanh như kỹ sư, kế toán, giáo dục đào tạo, cơng nghệ thơng tin... Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là vì những ngành nghề đó mang tính chất ổn định và khả năng phù hợp với trình độ chun

mơn được đào tạo là nhiều hơn. Bên cạnh đó tỷ lệ các bậc cha mẹ muốn con vào ngành quản trị kinh doanh cũng khá cao. Phải chăng sự lựa chọn đó là do trong những năm gần đây, ngành này thu hút được các em học sinh thi vào khá đơng hay bởi nghề đó có cơ hội tạo ra thu nhập khá? "Chú thấy em và các

bạn nó rủ nhau đăng ký vào ngành quản trị kinh doanh, em nó về có nói chuyện lại với cơ chú. Thời buổi kinh tế thị trường hội nhập quốc tế này, chú thấy ngành đó cũng được, quan trọng nhất học quản trị kinh doanh rồi sau này có về làm nghề, quản lý công ty,cơ sở sản xuất cho bố mẹ cũng hợp lý, nên cô chú cũng khuyến khích em cháu ạ..." [Phỏng vấn sâu số 1, Tuổi: 45,

Giới tính: Nam, Trình độ học vấn: THCS, Có làm nghề truyền thống, Thu nhập: Trên 25 triệu].

Có rất ít cha mẹ hướng con bn bán và lao động tự do bởi những cơng việc đó vừa vất vả lại khơng đảm bảo được cho cuộc sống sau này đầy đủ. Hơn nữa họ hiểu con cái họ sẽ khơng thể có địa vị và cơ hội thăng tiến bằng nghề đó được.

Nhìn chung, con cái trong các gia đình làng nghề La Phù đều được bố mẹ quan tâm, ĐHNN phù hợp, điều này không chỉ giúp trẻ trang bị những kiến thức về nghề nghiệp mà cịn giúp tình cảm của cha mẹ và con cái được bồi đắp, giúp tạo ra thành công cho trẻ trong tương lai. Việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp là một trong những yếu tố rất quan trọng vì cơng việc là một phần quan trọng của cuộc sống. Nó giúp bản thân mỗi người cảm thấy mình hạnh phúc, cơng việc sẽ mang lại thu nhập ni sống bản thân, gia đình và đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Chọn nghề sai khiến cho con trẻ có một tương lai khơng thật sự vững chắc và gây ra những hậu quả tiêu cực không chỉ tới trẻ mà cịn tới gia đình, xã hội như: Thất nghiệp, khơng phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, cơng sức.

Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng không nằm ở làm nghề gì? Có kiếm được nhiều tiền hay khơng? có tạo dựng được danh tiếng hay khơng? mà chính là nghề nghiệp đó có phù

hợp với bản thân con cái hay khơng. Chỉ có sự “lành nghề”, dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành cơng. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Cha mẹ giúp con cái có ĐHNN tốt đó chính là giúp cho con chọn cho mình một tương lai tươi sáng.

2.3. Một số thuận lợi và khó khăn của các bậc cha mẹ trong quá trình định hƣớng nghề nghiệp cho con trình định hƣớng nghề nghiệp cho con

Trong gia đình hiện đại, việc ĐHNN cho con được hầu hết các bậc cha mẹ quan tâm, tuy nhiên để định hướng đúng, phù hợp với sở trường, năng lực của các em lại là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước. Việc ĐHNN cho các em học sinh phải căn cứ vào cả yêu cầu của xã hội, yêu cầu này thay đổi tùy theo mỗi giai đoạn lịch sử. Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy gia đình khơng chỉ tác động đến việc hình thành tình cảm, tâm lý, hành vi ứng xứ của con người mà gia đình có tác động rất lớn đến việc chọn ngành nghề của mỗi cá nhân. Xây dựng được một đội ngũ nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” là yêu cầu cấp bách của xu hướng xã hội hiện tại. Trẻ có học hành chăm chỉ, lựa chọn được một nghề nghiệp tốt hay nghỉ học sớm, lang thang, sa ngã vào các tệ nạn xã hội chính được định hình trong quá trình tiếp xúc với mơi trường và cộng đồng xã hội, song nó chịu sự tác động quan trọng của gia đình, của các thành viên gia đình với nhau.

2.3.1. Những thuận lợi trong việc định hướng nghề nghiệp cho con

Tại các gia đình làng nghề La Phù, các thành viên cùng chung sống với nhau, giúp đỡ nhau trong công việc hàng ngày, nếu như các bậc cha mẹ có kiến thức hiểu biết sâu rộng về nghề nghiệp sẽ rất thuận lợi trong việc định hướng cho con. Mơi trường làng nghề cũng chính là một trong những yếu tố thuận lợi tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của trẻ. Một số trẻ thấy cha mẹ quá vất vả cực nhọc trong q trình làm nghề, sẽ có ý thức phấn đấu hơn trong việc học hành, lựa chọn nghề nghiệp. Ngược lại, một số trẻ lại cho rằng

học xong sau này cũng không xin được việc, cũng thất nghiệp thì thay vì vất vả đi học thì nghỉ học ở nhà làm nghề với bố mẹ sẽ có lợi hơn. Từ những yếu tố này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải thật nhanh nhạy, phải thật quan tâm đến trẻ.

75.8% 24.2% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Có Khơng

Biểu đồ 2.4: Tự tin khi dự định nghề nghiệp cho con trong tƣơng lai

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2020)

Từ số liệu điều tra cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ tại La Phù đều tự tin vào bản thân khi trao đổi với con cái về nghề nghiệp của con trong tương lai (75,8%). Đây chính là một trong những yếu tố rất thuận lợi trong quá trình ĐHNN cho con của các bậc cha mẹ. Cha mẹ có tự tin mới tạo được động lực, mới có thể đưa ra được những lời khuyên hữu ích giúp cho con cái lựa chon một nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Một nghề nghiệp vừa phù hợp với năng lực, sở thích của các em lại phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của các em sẽ khiến cho các em có động lực học, có động lực cố gắng, có động lực tìm tịi, sáng tạo. Tuy nhiên điều quan trọng nhất khi cha mẹ định hướng nghề cho các em là là phải biết dựa vào khả năng thực tế năng lực học tập của các con , xu hướng phát triển ngành nghề hiện tại để lực chọn, chứ không chỉ lựa chọn theo ý thích chủ quan, theo đám đơng…

Các bậc cha mẹ tại La Phù cũng tích cực nâng cao sự hiểu biết về vấn đề ĐHNN cho con cái từ nhiều nguồn khác nhau, điều này có thể thấy mức độ

quan tâm, dành thời gian nghiên cứu cụ thể về các ngành nghề trong xã hội hiện tại của các bậc cha mẹ. Cụ thể chúng ta có thể thấy từ bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.10: Nâng cao sự hiểu biết khi định hƣớng cho con

Nguồn thông tin Tần số

(ngƣời)

Tần xuất (%)

Tìm hiểu thơng tin trên sách báo, tạp chí, internet.... 40 33,3 Trao đổi với bạn bè, người thân và phụ huynh khác 46 38,4 Trao đổi với giáo viên, nhà trường nơi con học 31 25,8 Đến các chuyên gia, trung tâm tư vấn 3 2,5

Tổng 120 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2020)

Xã hội phát triển giúp cho điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao và cải thiện hơn. Cũng chính vì thế mà nhu cầu của con người cũng trở lên rất đa dạng, phong phú, các em học sinh có thêm rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp cho con người nói chung đặc biệt học sinh THPT có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng tương đối nhiều. Truyền thơng góp phần cung cấp thông tin về nghề nghiệp, những kinh nghiệm chọn nghề nghiệp, truyền thông cũng làm cho các cá nhân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn thông qua mối quan tâm chung, giá trị chung. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng mà các em học sinh cũng như các bậc cha mẹ có thể lựa chọn, ĐHNN phù hợp cho mình trong tương lai. Việc tiếp cận những thông tin về nghề nghiệp đối với thanh niên hiện nay rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện bởi có rất nhiều kênh thơng tin luôn cập nhật đa dạng như internet, truyền thơng, báo chí, hội thảo... Ngày nay cũng khơng cịn vấn đề ép buộc hay bó hẹp người lao động trong một nghề nhất định chính vì thế mà các em học sinh có thể tự do và chủ động chọn nghề, sáng lập nghề nghiệp cho chính mình. Các em có thể tự ý thức được năng lực, trình độ của bản thân và nhu cầu của xã hội để vạch ra những nghề nghiệp mới cho mình trong tương lai. Tại làng nghề xã La Phù, các bậc cha mẹ cũng chỉ định hướng, giúp đỡ, tư

vấn chứ không hề ép buộc các em học sinh phải theo nghề này, nghề kia. Cha mẹ định hướng cho con từ những bước đi đầu tiên này để giúp đỡ con một tương lai tươi sáng, hạnh phúc.

2.3.2. Những khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp cho con

Mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái là mối liên hệ thiêng liêng tạo nên tình cảm sâu sắc, bền vững của tập thể gia đình. Tình cảm của cha mẹ đối với con cái tạo ra sức mạnh to lớn trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Tuy nhiên quá trình ĐHNN của các bậc cha mẹ tại làng nghề xã La Phù cũng gặp một số khó khăn cụ thể tại bảng số liệu sau:

Bảng 2.11: hó khăn khi định hƣớng nghề nghiệp cho con

hó khăn (ngƣời) Tần số Tần xuất (%)

Chưa nắm bắt được các thông tin về lao động, việc làm 24 20 Không thống nhất quan điểm giữa cha và mẹ 2 1,7 Không thống nhất quan điểm giữa cha mẹ và con cái 85 70,8

Khác 9 7,5

Tổng 120 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2020)

Từ bảng số liệu khảo sát cho ta thấy, khó khăn lớn nhất của các bậc cha mẹ khi ĐHNN cho con chính là khơng thống nhất quan điểm giữa cha mẹ và con cái (70,8%). Bên cạnh đó cịn có một số khó khăn khác như chưa nắm bắt được thông tin về lao động việc làm (20%), không thống nhất quan điểm giữa cha và mẹ (1,7%), khó khăn khác (7,5%). Như vậy, q trình ĐHNN cho con của các bậc cha mẹ tại làng nghề xã La Phù cịn gặp một số khó khăn. Trong q trình nghiên cứu đề tài, qua những cuộc phỏng vấn sâu và tham dự vào các cuộc thảo luận nhóm, tác giả thấy được trong q trình ĐHNN cho các em học sinh THPT, có xuất hiện một vài mâu thuẫn nhỏ giữa cha mẹ và con cái. Bởi trong giai đoạn này, các em học sinh đang phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần. Một số em muốn khẳng định bản thân, muốn tự mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp của các gia đình làng nghề tại xã la phù, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 71)