Ở chương 2 đã làm rõ những hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Có thể tóm tắt lại những nguyên
nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Sự phối hợp giữa các phịng ban chun mơn của UBND huyện Thanh Oai
trong khâu lập kế hoạch là chưa tốt. Cụ thể, Phịng tài chính - kế hoạch chủ trì kết hợp với phịng quản lý đơ thị trong khâu khảo sát, lập dự án kết hợp với chủ đầu tư chính của UBND huyện là Ban quản lý dự án chưa tốt, cịn chậm chạp trong các cơng tác chuẩn bị đầu tư. Kết quả là tham mưu trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt dự án chậm, ảnh hưởng tới khâu ghi kế hoạch vốn trong năm ngân sách. Thêm vào đó, Việc khảo sát thường được tiến hành một thời gian dài trước khi dự án được phê duyệt và thực hiện, chất lượng khảo sát chưa tốt, thường thiếu xót hạng mục, phải thiết kế bổ sung nhiều, do đó tổng mức đầu tư thường vượt so với kế hoạch vốn ban đầu.
Thứ hai, Việc bố trívốn cho các dự án đầu tư XDCB từ NSNN còn dàn trải, trong khi nguồn lực quản lý thuộc UBND huyện Thanh Oai còn hạn chế. Danh mục dự án ĐT XDCB hàng năm trung bình khoảng 60-80 cơng trình lớn nhỏ, trong khi thủ tục đầu tư cịn phức tạp, chế độ, chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Thành phố ban hành nhiều, ln bổ sung thay đổi, trình tự, thủ tục phức tạp; chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư còn nhiều bất cập; việc thỏa thuân với các sở ngành về chỉ giới đường đỏ, cung cấp thông tin quy hoạch... thường kéo dài. Mà số lượng biên chế có hạn, cán bộ tham gia trực tiếp vào cơng tác đầu tư của một số xã và Phịng Giáo dục và Đào tạo và đều là những cán bộ không chuyên về đầu tư nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ còn nhiều lúng túng.
Thứ ba, trách nhiệm của một số xã, các trường, phòng GD&ĐT và một số đơn vị được giao chủ đầu tư là chưa cao; chưa kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn, quản lý các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công nên công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án còn chậm và còn nhiều phát sinh, bổ sung trong q trình thực hiện. Chính vì thế,cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư cịn nhiều hạn chế. Thêm vào đó là việc thẩm định giá được ban hành, tuy nhiên lại đang bị thả nổi, việc thẩm định giá thiết bị cho các dự án Mua sắm bổ sung trang thiết bị không mang lại hiệu quả. Giá thiết bị vẫn chưa được kiểm sốt, gây thất thốt lãng phí đối với một số dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị trên địa bàn huyện.
Thứ tư, UBND huyện Thanh Oai quản lý khâu đấu thầu, chỉ định thầu, hay chào hàng
cạnh tranh cịn lỏng lẻo. Theo quy định thì tồn bộ các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN sau khi giao chủ đầu tư đều phải có kế hoạch đấu thầu được phê duyệt thì khâu này đang bị bỏ trống. Nhiều dự án tiến hành chọn thầu mà khơng có kế hoạch đấu thầu. Đồngthời, hợp đồng được ký kết sau khi lựa chọn nhà thầu thì cũng chưa thật rõ ràng về các điều khoản, đặc biệt là những quy định về điều chỉnh cụ thể trong hợp đồng chưa được nêu rõ. Do vậy, không tạo ra hiệu quả cao nhất đối với cùng một khoản vốn dành cho đầu tư XDCB và có thể thất thốt vốn đầu tư XDCB do việc điều chỉnh đơn giá hay khối lượng từ những điều khoản không rõ ràng. Đồng thời, Hình thức lựa chọn nhà thầu một cách lỏng lẻo như vậy nên nhiều đơn vị thi công hay đơn vị cung cấp trang thiết bị yếu kém vẫn được nhận thầu. Điều này làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là không cao, nhiều khi thất thốt lãng phí và nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến cả chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án.
Thứ sáu, công tác quản lý dự án, công tác giám sát cả về tiến độ cũng như chất lượng
chưa được quan tâm, chính vì vậy nhiều dự án bị chậm tiến độ trong đã được tạm ứng vốn đầu tư theo đúng như hợp động đã ký. Đồng thời, việc xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm, cịn tình trạng nể nang, né tránh. Do vậy, không tạo được sự nghiêm minh, kỷ cương trong công tác đầu tư xây dựng.
Thứ bảy, sự phối hợp giữa KBNN và phòng Tài chính - kế hoạch chưa đồng bộ, chế độ thông tin báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án được chủ đầu tư điều chỉnh tiến độ cũng như đã được điều chỉnh dự toán và đã được người ra quyết định đầu tư
thông qua. Nhưng sự phối hợp giữa chủ đầu tư, KBNN và phịng Tài chính - kế hoạch huyện cịn chậm và chưa đồng bộ. Do đó, tiến độ giải ngân của dự án đơi khi bị ảnh hưởng làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai của dự án.
Thứ tám, đội ngũ cán bộ luôn thiếu và trình độ khơng đồng đều trong khi đó khối
lượng công việc thường xuyên phát sinh tăng luôn là vấn đề bức xúc. Áp lực công việc, phải làm thêm ngoài giờ, làm cả ngày thứ bẩy, chủ nhất diễn ra ở phịng Tài chính kế hoạch, phịng Quản lý đơ thị, BQL dự án ĐTXD huyện trong điều kiện thu nhập không tăng tương xứng dẫn đến một số cán bộ chuyển ngành khác trong khi đó việc thi tuyển công chức, viên chức hàng năm để bổ sung cho ngành ngày càng khó khăn, chất lượng không cao.
Đây là cơ sở sát đáng cho các đề xuất các giải pháp ở chương này. Các giải pháp sẽ tập trung vào những hạn chế nhất và giải quyết các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Thanh Oai trong thời gian tới.
3.3 Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vốn đầu tưxây dựng cơ bản của huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội