Tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Oai Thành phố Hà Nộ

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

- Tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai phát triển khá tồn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai tiếp tục có bước phát triển so với năm 2013. Tổng giá trị sản xuất đạt 10.722 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.823 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 5.811 tỷ đông đạt 113% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất dịch vụ và thương mại đạt 3.088 tỷ đồng đạt 113%. Tổng thu ngân sách đạt 152,005 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch thành phố giao; thu ngân sách địa phương ước đạt 791,303 tỷ đồng đạt 125% kế hoạch.

Trong sản xuất nông nghiệp huyện đã chỉ đạo trồng thí điểm 1.215 ha lúa hàng hóa chất lượng cao tạicác xã Tam Hưng, Bình Minh, Mỹ Hưng, Đỗ Động, Thanh Văn và

thị trấn Kim Bài; thí điểm chuỗi chăn ni gia cầm chất lượng cao ở xã Liên Châu, mơ hình ni lợi sinh học tại xã Kim Thư; tổ chức chuyển đổi 680ha diện tích vùng trũng sang ni trồng thủy sản ởxã Thanh Cao, Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu, Dân Hòa; 294 ha sang trồng cây ăn quả; 108ha trồng rau an tồn…

Trong xây dựng nơng thơn mới, tính đến hết năm 2014, tồn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 8 xã đạt từ 10 đến 15 tiêu chí; 10 xã đạt từ 6 đến 9 tiêu chí. Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 694 tỷ đồng, trong đó, ngân sách thành phố trên 235 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 245 tỷ đồng; ngân sách xã trên 2,2 tỷ đồng; vốn huy động trên 210 tỷ đồng. Trong cơng tác dồn điền đổi thửa, tồn huyện đã dồn được trên 5.165 ha đạt 101% kế hoạch, tập trung ở 19/21 xã, thị trấn; tổ chức đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng được trên 2,6 triệu m3, đạt 127%, trong đó, nhân dân tự nguyện đóng góp, hiến trên 796m2 đất; tổ chức dải đá cấp phối 103km các đường trục chính nội đồng với tổng kinh phí trên 26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm.

Bảng 2-1. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm

(theo giá hiện hành)

Ngành

Năm 2014 Năm 2016

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

Tổng GTSX 930,7 100 1.792,5 100

Nông nghiệp 442,7 48,57 508,5 28,37

Công nghiệp 258,0 28,72 755,0 42,12

Dịch vụ 230,0 26,71 529,0 29,51

(Nguồn: UBND huyện Thanh Oai (2012-2016), Báo cáo kinh tế xã hội huyện Thanh Oai trình tại các kỳ họp HĐND)

Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch quan trọng nhất là khi tỉnh Hà Tây (cũ) được tách về Hà Nội theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ -

thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.

Năm 2014 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 48,57%, đến năm 2016 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống cịn 38,37%, tỷ trọng cơng nghiệp -

xây dựng tăng lên 46,12%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại - du lịch 31,51%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)