1.4.1.1 Định hướng chiến lược phát triển của Bệnh viện
Định hướng chiến lược phát triển Bệnh viện là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở để bệnh viện triển khai thực hiện nhằm bảo đảm bệnh viện phát triển tốt trong tương lai. Định hướng chiến lược về phát triển Bệnh viện nêu lên những thách thức mà Bệnh viện đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách cần được thực hiện để Bệnh viện phát triển trong tương lai.
Định hướng chiến lược phát triển Bệnh viện có ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại Bệnh viện. Nếu như Bệnh viện xây dựng được chiến lược phát triển một cách đúng đắn, khách quan, cụ thể thì mới xây dựng được các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp, theo đó quản lý tài chính tại Bệnh viện mới đạt kết quả cao. Ngược lại, định hướng chiến lược phát triển Bệnh viện khơng rõ ràng thì mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính Bệnh viện cũng khơng được rõ ràng, dẫn đến quản lý tài chính tại Bệnh viện đạt kết quả khơng như mong muốn. Do đó, Bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp.
1.4.1.2 Nhân tố con người
Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó địi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng.
Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho cơng tác kế tốn tài chính ngày càng có kết quả tốt. Và một đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế tốn, nếu có năng lực, trình độ chun mơn tốt, có kinh nghiệm cơng tác sẽ tn thủ các chế độ về tài chính kế tốn của Nhà nước một cách linh hoạt, tham mưu, đóng góp ý kiến cho cán bộ quản lý tốt hơn, góp phần làm cho quản lý tài chính tại Bệnh viện đạt hiệu quả.
1.4.1.3 Mơ hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện
Ngày nay do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. Người dân ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khỏe, bệnh tật của mình hơn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác địi hỏi các bệnh viện phải đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính bệnh viện trước những thử thách mới. Do vậy, việc xác định mơ hình tổ chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt
1.4.1.4 Mối quan hệ giữa Bệnh viện với khách hàng
Trước đây, mối quan hệ giữa Bệnh viện với bệnh nhân là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sự phân cơng có tổ chức của bộ máy Nhà nước. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân khơng có quan hệ kinh tế, tiền bạc. Trong cơ chế hiện nay, mối quan hệ giữa Bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người
cung cấp dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện trong tương lai.
Ngoài ra, cùng với việc xây dựng uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, Bệnh viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ khơng hồn lại. Hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngồi nước, theo đó nguồn thu của Bệnh viện cũng tăng theo, quản lý tài chính sẽ đạt kết quả tốt hơn.
1.4.1.5 Hệ thống kiểm sốt nội bộ của Bệnh viện cơng lập
Hệ thống kiểm sốt nội bộ của Bệnh viện cơng lập là các quy định và các thủ tục kiểm soát do bệnh viện xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho Bệnh viện tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, nhằm tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của Bệnh viện. Hệ thống kiểm sốt nội bộ là chìa khóa để quản lý tài chính ở các Bệnh viện cơng lập thực hiện hiệu quả, đúng chế độ, chính sách của nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của bệnh viện bao gồm mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Mơi trường kiểm sốt là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động lãnh
đạo bệnh viện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong bệnh viện. Môi trường kiểm soát được đề cao sẽ giúp bệnh viện giảm thiểu nguy cơ sai lầm.
Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà bệnh viện áp
dụng để thực hiện ghi chép kế tốn và lập báo cáo tài chính. Hệ thống kế tốn là cơng nghệ mà quản lý tài chính bệnh viện phải tuân thủ. Cơng nghệ này có tính pháp lý quốc gia.
Thủ tục kiểm soát là các quy chế và thủ tục do Ban giám đốc bệnh viện thiết lập và chỉ
đạo thực hiện trong bệnh viện nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể. Thủ tục kiểm soát được tuân thủ sẽ giúp cán bộ quản lý tài chính phát hiện kịp thời sai lầm để sửa