Chương 3 ỨNG XỬ ĐỐI VỚI MƠI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH
3.1. Ứng xử đối với mơi trường xã hội
3.1.2. Thái độ đối với những kẻ tha hóa, biến chất trong xã hội
Như đã trình bày ở phần trên, chúng ta thấy thành phần tha hóa và biến chất đầu tiên trong xã hội lúc bấy giờ là quan lại, nếu như thông thường quan lại được xem là tầng lớp cao quý trong xã hội phong kiến đương thời, là tầng lớp được xã hội vơ cùng nể trọng về uy tín cũng như địa vị. Đó cũng chính là một đẳng cấp có đặc quyền, trước hết là về mọi mặt từ tinh thần đến những giá trị và lợi ích kinh tế. Bản thân quan lại lẽ ra phải là những người trí thức “phị vua giúp nước”, để cho “dân giàu đủ khắp đòi phương”. Thế nhưng, trong xã hội nhiễu nhương mà Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đang sinh sống lúc bấy giờ thì hấu hết quan lại vì lợi ích của bản thân mà không thực hiện đúng đạo làm quan dẫn đến thay đổi, tha hóa và biến chất.Vào thời Nguyễn Khuyến và nhà thơ sông Vị, hầu hết quan lại khơng cịn khí chất của một người lo cho dân cho nước, họ cũng không đủ tư cách để làm quan. Kẻ thì làm tay sai cho giặc, phần thì bịn rút, đục khoét của những người dân. Chúng đều là những kẻ bất tài, vơ dụng, nhờ có thế lực và tiền bạc mới được làm quan. Nguyễn Khuyến nằm trong số ít những quan lại vẫn giữ vững phẩm chất, nhân cách của người làm quan.
Thơ ơng, cịn có cả những lũ quan lại biến chất, tha hóa trở thành bọn bán nước cầu vinh. Trong số đó, một kẻ làm quan mà tham ơ và luồn cúi với giặc để hại dân hại nước đó là tên Nguyễn Hữu Độ. Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật hắn quan lại lớn nhỏ kéo đến mà chúc tụng, ca ngợi và tế sống, trước cảnh trái tai gai
mắt ấy, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã chửi hắn rằng:
Văn bia không đốt như văn tế, Rành rọt lưu truyền không phải dễ Ngàn năm ngắn dài khó ước lường,
Trăm năm hay dở cịn ghi để.
(Lại nghĩ hộ bài văn bia ghi công đức cho người ta không xong, nhân làm bài thơ trả lời)
Phải rồi, người ta dùng văn bia chỉ để ghi nhận lại, lưu truyền cho hậu thế biết những cơng lao của những người có cơng với nhân dân, đất nước chứ kẻ khiến cho dân chúng lầm than, đè đầu cưỡi cổ dân nghèo như Nguyễn Hữu Độ thì đâu đáng được ghi tên lên bia ấy. Và y như những gì Nguyễn Khuyến đã viết, về sau khi Nguyễn Hữu Độ chết đi, vì nhân dân khinh ghét, đối với một tên bán nước làm tay sai cho giặc như hắn nên họ không hề qua lại ngôi đền mà hắn cho xây ngày trước.
Ơng cịn, mũ áo hàng năm họp, Không được dự buồn, được dự may. Ơng mất, mũ áo khơng họp nữa, Lửa hương lạnh ngắt, lúa mọc đầy.
(Cảm nghĩ lúc qua sinh từ Quận công Nguyễn Hữu Độ)
Trong xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ, có những người bạn học cũ của Nguyễn Khuyến cũng “cõng rắn cắn gà nhà”. Chẳng những thế, những kẻ như Vũ Văn Báo còn muốn giúp bọn thực dân thuyết phục Nguyễn Khuyến ra làm quan cho chúng, với sự khinh bỉ và căm ghét Nguyễn Khuyến đã chối từ:
Quân bất kiến lý trung phụ sầu độc túc, Doanh thực mưu y nhật bất túc.
Chàng chẳng biết gái này gái góa, Buồn nằm sng sng cả áo cơm;
(Lời gái góa, Nguyễn Khuyến)
Nhà thơ chọn thế ứng xử “nằm suông” chứ không làm cái việc nhơ nhuốc ấy, nhà thơ đã từ chối Vũ Văn Báo và mỉa mai hắn rằng:
Cơ hàn chỉ ưng bố mễ cấp, Ly phụ tái tiêu phi sở nghi.
(Thương thì gạo vải cho vay, Lấy chồng thì gái già này xin van!)
(Lời gái góa, Nguyễn Khuyến)
Bên cạnh những kẻ như Vũ Văn Báo, Nguyễn Hữu Độ thì đối với những “Ơng Tượng Sành” đứng trên hịn non bộ như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Khuyến cũng mỉa mai, châm biếm, khinh bỉ và chế giễu đến ngượng ngùng:
Ơng đứng làm chi đó hỡi ơng? Trơ trơ như đá vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết khơng?
(Ông Tượng Sành, Nguyễn Khuyến)
Nói mình vơ dụng vì trước thời cuộc ấy khơng thể đứng ra giúp nước hay nhà thơ cịn chỉ đích danh tên Hoàng Cao Khải và bọn quan lại sâu dân, mọt nước kia. Bọn chúng chỉ khốc lên mình cái bộ cân đai, áo mão, nương vào cái danh hão đễ bóc lột người dân, chứ khơng có thực tài.
Nếu Nguyễn Khuyến cịn có dịp chứng kiến sự cầm cự và thất bại của triều đình Huế thì Trấn Tế Xương chỉ có thể chứng kiến một cách trực tiếp sự thắng lợi của bọn cướp nước và sự thất bại cuối cùng bi đát trong phong trào Cần Vương yêu nước. Khi lớn lên, nhà thơ Trần Tế Xương đã thấu rõ cái bộ mặt của “quan sứ”, “ơng cị”, “thầy phán”, “thầy thông”, “thầy ký”, chứng kiến cái xã hội mà
bọn quan lại như những kẻ bn dân bán nước, với các ngón nịnh hót làm nghề, chúng nghiễm nhiên trở thành một thầng lớp quý tộc hạng sang, hợm hĩnh và lố bịch như cách mà Nguyễn Thiện Kế đã viết trong bài Vịnh Lê Hoan:
Lính hầu thuở trước tay ôm tráp Quan lớn ngày nay ngực gắn sao…
Quan lại tha hóa, biến chất được Trần Tế Xương vẽ nên đủ loại, đó là những kẻ bất tài như Nguyễn Thiện Kế đã viết, là quan mà chỉ biết đến tham ô, dâm đãng, cái phẩm chất, nhân cách thanh cao của quan lại giờ đây trở nên tồi tệ:
Ở phố Hàng Song thật lắm quan! Thành thì đen kịt, Đốc thì lang, Chồng chung vợ chạ kìa cơ Bố Đậu lạy, quan xin họ chú Hàn.
(Phố Hàng Song, Trần Tế Xương)
Quan lại biến chất là thế, nhà thơ Trần Tế Xương thật tinh tường, ơng nhìn thấy sự biến dạng ấy từ khi mới nhìn qua cái dáng vẻ của con người. Chỉ cần nói đến cô Bố “chồng chung vợ chạ”, ông Hàn “đậu lạy quan xin” thì độc giả đã thấy nhà thơ thật kì tài, sắc sảo rồi, ấy vậy mà nhà thơ phải để cho người đọc thấy được hình ảnh “Thành thì đen kịt, Đốc thì lang”. Qua đó, chúng ta thấy được trong cái cảm của nhà thơ đó là một dự báo rằng “sự méo mó lệch lạc là nằm tận trong bản chất” của họ.
Qủa thật, cái chửi của Tú Xương như cái “đánh bằng lời nói”, cái lối ứng xử ấy theo Xn Diệu thì “Tú Xương khơng chỉ đành lịng với thế, mà bám sát lấy đối tượng…như một thứ a xít đổ vào nó, cắn cho nó nát ra, cháy đi” [73, tr.118]. Vì sao thế, vì lẽ cái thời khắc mà:
Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ Giương mắt trơng chi buổi bạc tình
Tú Xương cứ phải giương mắt mà nhìn cái cảnh xã hội biến chất bấy giờ tiếp diễn, đó là cái xã hội thực dân tư sản đang sinh ra, lúc nước đang mất và cái đạo học của thánh hiền đang dần bị vứt bỏ. Đâu đó ta thấy hình ảnh nhân tình thế thái trong thơ Nguyễn Cơng Trứ:
Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi Lạt như nước ốc, bạc như vôi Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi
(Thế tình bạc bẽo, Nguyễn Cơng Trứ)
Thời của Nguyễn Cơng Trứ như vậy, huống gì thời của Tú Xương, khi mà cái đồng tiền bắt đầu tư sản rồi cịn hơi tanh hơn nữa. Thời của Trần Tế Xương là thời vừa thiết lập đế quốc thực dân và mới nảy mầm tư sản đã khiến cho Trần Tế Xương nhìn thấy nhan nhản ở khắp nơi, ngay cả ở chính cái đất Vị Hồng của ơng:
Nhà kia lỗi phép, con khinh bố Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng
(Đất Vị Hoàng, Trần Tế Xương)
Bên cạnh những vị quan lại tha hoá, biến chất, trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, hình ảnh những ơng thầy đồ cũng vậy:
Người bảo rằng thày yêu cháu đây, Thày yêu mẹ cháu có ai hay?
…
Yêu thày cũng muốn cho thày dạy Dạy cháu xong rồi mẹ cháu ngây
(Thầy Đồ ve gái goá, Nguyễn Khuyến)
Cũng như Nguyễn Khuyến, trong thơ mình Tú Xương đã dùng cái lối ứng xử đầy mai mỉa những kẻ tha hóa, biến chất trong xã hội như ông ấm, ông hàn, quý
phu nhân hay cơng tử,… Cái hình ảnh các cậu ấm, và các quý phu nhân được thể hiện qua cái lối văn minh rởm, đầy nhố nhăng:
Cũng võng cũng dù,
cũng hèo, cũng quất. Ăn, cậu có giờ,
ngủ, bà có giấc. Tháng rét quạt long, Mùa hè bít tất.
(Kê lai lịch, Trần Tế Xương)
Mọi con người biến chất, tha hóa đã được nhà thơ Trần Tế Xương vẽ thật đầy đặn hơn trong cung cách sinh hoạt của những cậu ấm và những quý phu nhân rởm trong Kê lai lịch:
Hai cậu con đóng vai ấm tử,
lối bếp bồi cậu cũng như nhau Đôi đức bà lên mặt phu nhân,
ngón đĩ thoã bà nào cũng nhất. Nhất tắc mộ sư mô chi cực, nay chùa này
mai chùa khác, mở lòng từ tô tượng đúc chuông, Nhất tắc ham chài lái chi khu,
lên mành nọ xuống mành kia, che miệng thế đong dầu rót mật.
(Kê lai lịch, Trần Tế Xương)
Cũng mỉa mai, châm biếm những kẻ lăng loàng, trắc nết, Nguyễn Khuyến đã viết bài “Đĩ cầu Nôm”:
Trời sinh ra cũng để mà chơi! Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích.
(Đĩ cầu Nôm, Nguyễn Khuyến)
nhà thơ đã xỉa xói bọn đĩ lấy chồng quan quyền, mà quan ấy chẳng qua là thằng bợm:
Vợ bợm chồng quan danh phận đó Để mai sau ngày giỗ có văn nơm
(Đĩ cầu Nôm,Nguyễn Khuyến)
Và nhà thơ Nguyễn Khuyến đã gọi những con người đĩ thỗ như các loại Dì Tư, Cô Tư Hồng một cách đầy khinh bỉ: “Cha đời con đĩ Cầu Nôm!”.
Bằng lối ứng khẩu thành thơ, Tú Xương đã thấy được cái xấu xa của xã hội lúc bấy giờ và đã cất lên những tiếng thơ từ đáy tâm hồn mình, trước cái ối ăm của thời cuộc, của những kẻ hạ tiện trong xã hội. Khi thấy hai cậu “công tử”, một cậu là con quan Tổng đốc Nam Định, một cậu là con ông đô lại huyện Mỹ Lộc, một người nhờ thân thế của cha mà đỗ cử nhân, một ngời thì nhờ vào sự che chở của bạn cha mà đỗ tú tài, Trần Tế Xương đã viết:
Cử nhân cậu ấm Kỷ Tú tài con đô Mỹ Thi thế mà cũng thi, Ơi khỉ ơi là khỉ!
(Than sự thi, Trần Tế Xương)
Thế đấy, cái chế độ thi cử đầy bất công, kẻ bất tài vô dụng nhờ vào quen biết, chức vị mà đỗ ầm ầm, người tài ba như ông Tú lại rớt lên rớt xuống. Đúng là cái đạo học của buổi suy tàn:
Mười người đi học chín người chơi
(Than Đạo học, Trần Tế Xương)
Trông thấy cảnh nhố nhăng ấy, nhà thơ sơng Vị mỉa mai ln cả gia đình của những ơng tân khoa ngày ấy. Một ơng cử, học trị của quan đốc tả Thanh oai, nhờ thần thế mà đỗ được, ông bố làm nghề bốc thuốc, nghe con đỗ đã mừng:
Nghe tin ông cụ cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai
(Ông Cử thứ năm, Trần Tế Xương)
Hay một ơng cử học trị quan đốc ở Hà Nội, nhờ vị sư tư vị mà đỗ chức, có mẹ làm nghề bán bún riêu, khi nghe con đỗ cười khoái trá:
Nghe tin bà cố cười khì khì Đổ cả riêu cua xuống vũng lội
(Ông Cử thứ năm, Trần Tế Xương)
Tương truyền Tú Xương có la liệt một cái hành lang treo tranh bày tượng, tranh tượng những kẻ rởm đời, những người gian xấu, những danh giá hão, những giá trị vờ vịt và lòe bịp thiên hạ. Vì lẽ đó, trong ứng xử của mình với những phường ấy, nhà thơ chỉ khẽ cười nửa miệng mà giễu cợt. Hết giễu ông Đội Chấn, chế ông huyện Đ, tú Tây hồ, Trần Tế Xương lại giễu đồ Xuân dục, ông cấm, ông hàn, ông thành Pháo, … và tất cả những con người ô trọc ấy được nhà thơ sông Vị khắc họa đến là sống động làm sao:
Trông ông mốc thếch như trăn gió Ơng được phong lưu tại nước da
(Ông ấm mốc, Trần Tế Xương)
Chỉ hai câu thơ như thế, Trần Tế Xương đã khắc họa được hình ảnh ơng ấm mốc Trần Đơn Lâm con của ông bố chánh Cao Bằng Trần Đôn Phục với cái mốc
meo lốm đốm như lồi trăn gió. Thì cũng chỉ vài ba câu, nhà thơ đã miêu tả được rõ ngọn ngành một cái lốt đội nhà nho được phủ lấp bởi cái bản chất một anh hàng sắt:
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô? Không học mà sao cũng gọi “đồ”? Ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho? …
(Nhà nho giả danh, Tú Xương)
Và đây là ông đạo đức giả, cứ nói đến chuyện của nước nhà thì làm ra vẻ mình nặng tai khơng nghe thấy, cịn khi gặp chuyện gió trăng thì vờ vịt, ra vẻ mắt kém tỏ để nhìn gần lại, thế mới thấy lối tả của Tú Xương thể hiện qua lối ứng xử với những hạng người như thế thật tinh tường:
Lắng tai non nước nghe chừng nặng Chớp mắt trăng hoa giả cách nhèm
(Đạo đức giả, Tú Xương)
Bên cạnh đó, nhà thơ Trần Tế Xương cịn vẽ ra những con bn đủ hạng, có loại:
chị thấy ai ru? chị cũng cười …chiều khách quá hơn nhà thổ ế đắt hàng như thể mớ tôm tươi….
(Gái buôn, Trần Tế Xương)
Nếu như đó là loại nổi nhất cái miệng cười, thì số con bn khác cịn lại thuộc kiểu người dùng giọng nói để “ăn” thiên hạ:
Thằng ngơ mất gánh say câu chuyện Chú lái nghiêng thoi ắc giọng tình
Tú Xương nhìn cả cái xã hội bấy giờ là cái nhìn của cặp mắt “khơng thiện chí” với xã hội rối ren, thối nát, ơng Tú khinh bỉ cái xã hội lấy đồng tiền làm giá trị của cuộc sống, bọn tai to mặt bự đi vơ vét mọi thứ khơng thuộc về chúng:
Hót mau kẻo nữa kinh trời dậy Trời dậy thì bay chết bỏ đời
Tú Xương bực tức trước cái khoe giàu sang phú quý của bọn chúng:
Đi đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Om thịm trên vách bức tranh già Chí cha chí chát khua giầy dép Đen thủi đen thui cũng lụa là
(Xuân, Trần Tế Xương)
Ứng xử với bọn ấy, Tú Xương “chửi thẳng chúng ”…
Vua, quan, sĩ thứ người muôn nước Sao được cho ra cái giống người
(Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau, Trần Tế Xương) Khi ứng xử với những phường tha hóa, biến chất trong xã hội Tú Xương chửi thật sâu cay:
Nào sọt, nào quang, nào bộ gắp, Đứa bưng, đứa hót, đứa đang chờ (Phường nhơ, Trần Tế Xương)
“đứa đang chờ” đó chính là chức hậu bổ đang chờ bổ dụng đi làm quan và cả những ông sư trong thời ấy đã biến chất và tha hóa. Người đọc đã từng thấy hình ảnh nhà sư mà nàng Xuân Hương ghét:
Chẳng phải Ngô chẳng phải ta Đầu thì trọc lốc áo khơng tà
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha …
(Nhạo sư, Hồ Xuân Hương)
Nguyễn Khuyến cũng khinh những ông sư biến chất như thế:
Đầu trọc lốc bình vơi, Nhảy tót lên chùa ngồi. Y a kinh một bộ,
Lóc cóc mõ ba hồi. Cơm chẳng cần cá thịt, Ăn rặt oản chuối xơi. Khơng biết câu tình dục, Đành chịu tiếng bồ côi.
(Vịnh sư, Nguyễn Khuyến)
Sư sãi cũng đua đòi chạy theo cái vinh hoa hư ảo, trút bỏ cả những đức tính khiêm tốn, từ bi của nhà Phật mà huênh hoang ngồi xe, che lọng cũng đã bị Trần Tế Xương giễu nhại:
Cơng đức tu hành sư có lọng! Ơng sư ăn ý với mấy ả lên đồng: Một thằng trọc tếch ngồi khua mõ Mấy ả tròn xoe đứng múa bơng Thấp thống bên đèn lên bóng cậu Thướt tha dưới án nguýt sư ông
(Năm mới, Trần Tế Xương)
Lại có những nhà sư biến chất, tằng tịu với đàn bà có chồng:
Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng Thà rằng bạn quách với sư xong! Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,
Hai ả trịn xoe đứng múa bơng…
(Ông sư và mấy ả lên đồng, Trần Tế Xương)
Ngồi cái nói đả kích thói dâm đãng của kẻ lẳng lơ và sư dâm đãng, nhà thơ Trần Tế Xương còn để cho sư phải vương vào vòng lao lý:
Quảng đại từ bi cũng phải tù, Hay là sư cụ vụng đường tu ? Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển, Ý hẳn còn quên một phép phù.
(Sư ở tù, Trần Tế Xương)
Cả Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đều nêu lên những hiện tượng lố lăng của xã hội, đều viết rất nhiều bài thơ về những kẻ tha hoá biến chất trong xã hội, từ quan lại đến ông đồ, từ cậu ấm đến quý bà, từ con đĩ, con buôn đến nhà sư…và