3.2.1 .Tình cảm và thái độ với vợ
3.2.2. Tình cảm và thái độ với con cái
Trong các mối quan hệ gia đình, ngồi mối quan hệ vợ - chồng thì mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái chính là những nội dung được quan niệm nho giáo chú trọng rất cao. Ở đó, cha mẹ phải có sự nhân từ, yêu thương con cái và cha mẹ cũng phải là người gương mẫu để cho con cái dựa vào tấm gương của cha mẹ mà noi theo. Đồng thời, người làm cha làm mẹ phải có nghĩa vụ ni dạy con cái, cho chúng đi học và dựng vợ gả chồng cho chúng. Còn con cái phải có bổn phận làm trịn đạo hiếu đối với mẹ cha bằng những việc làm mà Lễ quy định…nhưng cốt yếu phải thực hiện thành kính và xuất phát từ trong tâm của chính mình.
Theo nhà thơ Trần Tế Xương thì, “có một cơ lái ni một thầy đồ”, thầy đồ mà ơng nhắc đến đó chính là bản thân mình và cơ lái là bà Tú. Ơng Tú khơng làm nghề thầy đồ, duy chỉ ở nhà dạy học cho con, và cái lối dạy con của nhà thơ cũng hoàn toàn khác biệt so với cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Trong cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của ông Tú để lại, về chuyện con cái của ơng quả tình là một sự hiếm hoi. Nhà thơ không viết nhiều thơ về con cái cũng như những cách ứng xử của nhà thơ với con của mình với khối lượng “đồ sộ” như nhà thơ Nguyễn Khuyến. Dựa vào thơ của Trần Tế Xương, các nhà nghiên cứu đã cho rằng nhà thơ có bốn đứa con trai. Và khi viết về con của mình, nhà thơ đã gọi chúng là “dăm thằng trẻ ranh”:
Thày đồ thày đạc, dạy học dạy hành. Vài quyển sách nát; dăm thằng trẻ ranh.
(Thầy đồ dạy học, Trần Tế Xương)
Trong bài phú “Thầy đồ dạy học”, Trần Tế Xương đã viết:
Gần có một mụ, sinh được bốn anh; Tên Uông, tên Bái, tên Bột, tên Bành
Nếu như mẹ chúng là bà Tú ước mong “con hay, rắp một nỗi biển, cờ, mũ áo”, thì ơng đồ Tú Xương lại chỉ ngồi chễm chệ, cho lũ học trò đứng xung quanh mà dạy những điều phù phiếm và phóng túng chứ khơng dạy đến những sách kinh sử nho học lúc bấy giờ:
Thầy ngồi chễm chệ, Trò đứng chung quanh. Dạy câu Kiều lẩy, Dạy khúc lý kinh,
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép, Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành!
(Thầy đồ dạy học, Trần Tế Xương)
Tú Xương “dạy con” trong cái “đạo học hành” những điều như thế, thì Nguyễn Khuyến lại chỉ cho con thấy cái khó của nghiệp “thi thư”. Theo cụ Tam nguyên Yên Đổ thì việc học hành thi cử là chuyện chẳng dễ vì ơng cũng đã từng sáu bảy lần thi trượt. Vì vậy ơng đã khun con rằng:
Học hải yếu nghi phòng phiếm dật, Nho gia thận vật yếm cơ hàn. (Xuân nhật thị nhi, Nguyễn Khuyến)
Bể học cần nên phịng ngừa sự khơng thiết thực, Nhà nho nhất thiết chớ ngại đói rét.
(Ngày xuân dạy con, Nguyễn Khuyến)
Trần Tế Xương mất sớm, chính vì thế mà thơ của ơng viết về những ứng xử của mình cùng con cái có phần hài hước. Trong “Làm quan tại nhà” ông đã viết:
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng Bốn con làm lính, bố làm quan …
(Làm quan tại nhà, Trần Tế Xương) Khi sai con nấu nước pha trà thì:
Nước quạt chưa xong, con nhảy ngựa
(Làm quan tại nhà, Trần Tế Xương)
Một ngày bị ốm, khi đau nằm trên giường bệnh, nhà thơ Trần Tế Xương đã gọi con nhưng:
Gọi con, con mải đứng chơi đình
(Đau mắt, Trần Tế Xương)
Khác biệt với Trần Tế Xương, mối quan hệ giữa Nguyễn Khuyến và con cái luôn được khắc họa đầy đặn và rất rõ nét. Đặc biệt, Nguyễn Khuyến luôn chú tâm dạy dỗ con, khi dạy dỗ con mình, cụ Tam Ngun n Đổ ln nói những điều gắn liền với cuộc sống chứ không hề dùng những điều sáo ngữ:
Nhữ phụ phong trần mấn tiệm ban, Nhĩ niên kim diệc dĩ gia quan. Trầm tư ty lạp quân ân trọng, Bội giác thi thư thế nghiệp nan.
(Xuân nhật thị nhi, Nguyễn Khuyến) Cha trải cuộc đời gió bụi, tóc đã đốm bạc dần,
Con nay cũng đã đến tuổi đội mũ.
Ngẫm nghĩ sợi tơ hạt gạo đều mang nặng ơn vua, Càng thấy rằng nối được nghiệp nhà thi thư là khó.
(Ngày xuân dạy con, Nguyễn Khuyến)
Khi Nguyễn Khuyến từ quan về q ở ẩn thì con trai ơng lại ra làm quan. Ngặt nỗi, con trai ơng là Nguyễn Hoan vốn tính tình nóng nảy, muốn leo nhanh lên những nấc thang danh lợi, thấy rõ con vừa mới ra làm quan đã có ý tỏ ra hách dịch, khinh người. Là một nhà nho chính thống, tư tưởng Nho giáo ở ông rất nặng và đặc biệt là tư tưởng “trung quân ái quốc”, với trách nhiệm của mình ơng hiểu rõ làm quan trong cái xã hội nhiễu nhương lúc ấy, nếu không tỉnh táo cũng sẽ trở nên mù quáng
và mê muội, thấy vậy, Nguyễn Khuyến đau lịng và răn dạy con mình:
Danh cư quá mãn ưu lăng tiết, Sỹ hữu nhân bần thả bão quan.
(Xuân nhật thị tử Hoan, Nguyễn Khuyến)
Danh tiếng nếu lẫy lừng quá e lấn át mất khí tiết,
Làm quan có khi chỉ vì nghèo, thì hãy làm chức giữ cửa.
(Ngày xuân khuyên con là Hoan, Nguyễn Khuyến) “Danh” và “tiết” chính là hai yếu tố vẫn thường đi liền với nhau nhưng thường trên đời, có rất nhiều người chỉ vì cái danh hư ảo mà lại chú tâm vào nó để rồi đánh mất chính mình như những kẻ tha hóa, biến chất mà Nguyễn Khuyến đã từng gặp qua. Trên bước đường hoạn lộ của mình, ơng đã thấy vơ số những người “khơn đến chốn lao xao” để bám vào những ảo tưởng và từ đó đánh mất đi chữ “tiết”. Vì lẽ đó, mà ơng dặn con cần phải hết sức cẩn trọng trên con đường làm quan, sao cho “Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ”, ông cũng khuyên con hãy dùng con mắt lãnh đạm mà nhìn danh lợi:
Hoạn đào chỉ dĩ khinh tâm trạo, Lợi cục hà năng lãnh nhơn khan.
(Thị tử Hoan, Nguyễn Khuyến)
Bể hoạn sóng gió, chỉ nên chèo bằng tấm lịng coi nhẹ, Thấy cuộc đời sao cho có được con mắt lạnh lùng.
(Dặn con là Hoan, Nguyễn Khuyến)
Ơng cịn dạy con mình khi làm quan cần phải khoan dung, bởi lẽ dù đã từng làm quan, nhưng Nguyễn Khuyến luôn ưa cuộc sống thanh đạm, giản dị mà trong sạch, với ơng đó là điều đáng q nhất và ơng cũng mong con của mình như vậy, tài sản ơng để lại cho con khơng có gì ngồi “nhất thúc thư” (một bó sách), một khu nhà quây quần khơng đầy chín sào đất và một tấm lịng bao dung, rộng lượng.
Với ơng thì nếu muốn dân chúng được vui vẻ, sung sướng và hạnh phúc thì cái khoan dung chính là thứ mà người làm quan cần phải giữ gìn:
Việc ngày nào thì ứng phó theo ngày ấy,
Khoan dung một phần tức là dân được nhờ một phần.
(Ngày xuân khuyên con là Hoan, Nguyễn Khuyến)
Ngồi những bài thơ viết cho con, với lịng u con vơ bờ mà khi con khơng cịn trên cõi đời ấy nữa nhà thơ đã vô cùng đau khổ, Nguyễn Khuyến đã làm câu đối khóc con, tiếng khóc ấy thật nghẹn ngào tiếc nuối:
Bảng vàng bia đá nghìn thu tiếc cho người ấy! Tóc bạc da mồi trăm tuổi, thiệt lắm con ơi! (Khóc con, Nguyễn Khuyến)
Là một người cha hết mực thương yêu con, cũng là một người rất trọng đức và trọng văn, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã dùng văn chương, lời lẽ để răn dạy con mình. Và từ đó, ơng mong con mình tỉnh táo trước thế sự nhiễu nhương cũng như là một lời cảnh báo của một người cha đã từng trải qua con đường hoạn lộ, mong con mình khơng phải đau buồn, phiền muộn hay thất bại trong chốn quan trường.
Như vậy, ta có thể thấy rằng nếu như trong thơ của Trần Tế Xương, hình ảnh con cái ơng chỉ hiện ra là hình ảnh của “dăm thằng trẻ ranh” đang ở tuổi ăn tuổi lớn, đang ở cái tuổi nhỏ nghịch ngợm hồn nhiên như cái vốn có của chúng và lối cư xử của Trần Tế Xương đối với con cái cũng khơng thật đậm nét như nhà thơ Nguyễn Khuyến, thì ta lại thấy đối với con cái, Nguyễn Khuyến chính là một người cha gương mẫu, có trách nhiệm, có uy tín và rất thương con. Những điều ông khuyên con cái là những lời răn dạy vừa gần gũi bình dị, vừa vơ cùng sâu sắc. Những lời khun bảo, răn dạy ấy, khơng chỉ có ích cho Nguyễn Hoan và những đứa con khác của ông, mà lời răn dạy của Nguyễn Khuyến thiết nghĩ nó vẫn là những lời dạy bảo khiến những người đời sau tự răn mình để khơng vấp phải
những nỗi buồn thương, trắc trở và bất hạnh trên con đường sống của mình.