Các yêu cầu đối với một bài giảng âm nhạc có ứng dụng BĐTD: Cần đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.

Một phần của tài liệu skkn ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy âm nhạc ở trường thcs (Trang 30 - 31)

- Cần đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.

- Câu từ cô đọng, rể hiểu, rễ nhớ

- Phần minh họa phải sinh động và có tính tương tác cao, rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả.

- Bài giảng cần thể hiện một số câu hỏi (gợi mở), với mục đích phát huy tính sáng tạo của học sinh trong quá trình học và thiết lập BĐTD, .

Bản đồ tư duy được ứng dụng vào dạy học là một phương pháp hay nhưng để phát huy hết được các tính năng ưu việt của nó ta cần phải biết ứng dụng như thế nào, ứng dụng vào chỗ nào trong tiết học. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi nhận thấy khi học sinh đã biết thiết kế BĐTD và tự ghi chép hay học cùng với BĐTD là các em đã có thể hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo cách trình bày thơng thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình thì khi dạy – học trên lớp, giáo viên và học sinh có thể thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Nêu vấn đề (nội dung bài học). Giáo viên giới thiệu bài và đưa ra

nội dung cần học, cần tìm hiểu và yêu cầu thực hiện bằng BĐTD.

Bước 2: Học sinh lập BĐTD theo lớp, nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo

viên. (Nếu cả lớp thực hiện (với nội dung bài mới), giáo viên có thể làm việc trên bảng cùng học sinh theo nguyên tắc: Giáo viên vẽ nội dung vấn đề cần học - hỏi, gợi ý – học sinh trả lời và vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2 …)

Bước 3: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết

minh về BĐTD mà lớp, nhóm hay cá nhân mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đơng người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh hiện nay.

Bước 4: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến

thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn (kết luận), là trọng tài giúp học sinh hồn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Bước 5: Củng cố kiến thức bằng BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa

hoàn chỉnh hoặc bằng BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn (với trường hợp lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân). Có thể cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

* Lưu ý: BĐTD phải là một sơ đồ mở nên khơng u cầu tất cả các nhóm,

các cá nhân học sinh có chung một kiểu. Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

Một phần của tài liệu skkn ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy âm nhạc ở trường thcs (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w