Trong tất cả các khâu của quá trình cho vay đều tiềm ẩn rủi ro. Do đó, Ban lãnh đạo của Chi nhánh luôn đề cao công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay. Chi nhánh đã xây dựng bộ máy quản lý rủi ro bao gồm:
- Hội đồng tín dụng: Hội đồng này do Giám đốc Chi nhánh làm Chủ tịch
hội đồng, quyết định các vấn đề về cấp tín dụng cho khách hàng.
- Hội đồng xử lý rủi ro: Hội đồng này được thành lập nhằm mục đích: (i)
quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ; (iii) xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.
Trong cơng tác quản lý rủi ro, Chi nhánh đã áp dụng mơ hình tín dụng trong đó các chức năng kinh doanh (phịng QHKH), thẩm định và quản lý rủi ro (Phòng QLRR) và tác nghiệp. Việc áp dụng mơ hình này đảm bảo sự hoạt động độc lập của bộ phận quản lý rủi ro, không tập trung quyền lực vào một cá nhân hay một phòng, ban để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Do hoạt động cho vay DAĐT là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các loại hình cho vay khác. Vì vậy, cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay DAĐT được Chi nhánh chú trọng thông qua một số biện pháp như:
- Áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Chi nhánh xác định hệ thống chấm điểm tín dụng là một cơng cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Việc xếp hạng của doanh nghiệp được tiến hành qua 4 bước: (i) xác định ngành, nghề, lĩnh vực; (ii) chấm điểm quy mô; (iii) chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính; (iv) tổng hợp điểm và phân loại.
- Thực hiện cho vay có TSBĐ
Hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng mức cho vay so với giá trị TSĐB như sau:
+ Đối với các tài sản cầm cố có tính thanh khoản cao như tiền mặt các loại, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc, số dư trên tài khoản, kim loại/đá quý...: mức cho vay trong giới hạn giá trị TSĐB tiền vay và phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bảo đảm thu đủ nợ gốc, lãi và các chi phí khác của khoản vay.
STT 2009 2010 2011 2012
+ Đối với các TSĐB khác, mức cho vay tối đa bằng 70% trị giá TSĐB.
+ Trường hợp cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tổng mức vốn đầu tư của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với hoạt động cho vay dự án thì TSĐB chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay.
- Kiểm tra hoạt động tín dụng
Hoạt động kiểm tra được duy trì thường xuyên và liên tục tại Chi nhánh, đặc biệt, là đối với hoạt động cho DAĐT - một hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Việc kiểm tra này được thực hiện đứng đầu bởi Giám đốc Chi nhánh và có sự kết hợp giữa các Phòng, ban tuân thủ đúng các quy trình nghiệp vụ, các chế độ quản lý của ngành và của Nhà nước. Qua việc kiểm tra, kiểm soát, ý thức trách nhiệm của các cán bộ thuộc bộ phận có liên quan đã được nâng cao.
2.2.5. Thực trạng hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hà Nội