Thực trạng hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu 0623 hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71)

2.2.5.1. Tốc độ tăng trưởng cho vay DAĐTgiai đoạn 2009 - 2012

Mặc dù những điều kiện vay vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội có phần chặt chẽ hơn các NHTM khác trên địa bàn nhưng hàng năm, Chi nhánh vẫn nhận được rất nhiều hồ sơ vay vốn khách hàng gửi đến, trong đó lượng hồ sơ vay trung, dài hạn (chủ yếu là vay dự án đầu tư) luôn chiếm tỷ lệ khá cao (trung bình từ 60% - 70% trong tổng số hồ sơ đề nghị vay).

Trong tổng số dự án đề nghị vay vốn được gửi đến Chi nhánh trong những năm qua thì tỷ lệ dự án có hiệu quả, khả thi và được Chi nhánh đồng ý tài trợ vốn chiếm tỷ lệ khá cao (với tỷ lệ bình quân qua các năm là 80%). Điều này cho thấy uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao. Các DAĐT của Chi nhánh chủ yếu tập vào 03 lĩnh vực là đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản, điện và dầu khí.

Bảng 2.4: Quy mơ và tăng trưởng hoạt động cho vay DAĐT tại Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2009-2012

“4 Tốc độ tăng trưởng 125% 256% 361% 120% “3 Lĩnh vực tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng - bât C

điện và dầu khí

ộng sản,

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ DAĐT của Chi nhánh TP Hà Nội giai

đoạn 2009-2012

I I Dư nợ cho vay

DAĐT ♦ Tốc độ tăng trưởng

Dư nợ hoạt động cho vay DAĐT trong những năm qua qua vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao. Ngoài tham gia tài trợ các dự án riêng lẻ, Chi nhánh TP.Hà Nội còn tham gia khá nhiều các dự án đồng tài trợ với các Ngân hàng lớn khác như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam... và các dự án liên chi nhánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Với những

dự án này, Chi nhánh luôn được các Ngân hàng đồng tài trợ và các chi nhánh lựa chọn làm Ngân hàng đầu mối. Qua đó cho thấy chất lượng cho vay DAĐT của Chi nhánh TP. Hà Nội không chỉ được các ngân hàng bạn đánh giá cao mà còn được các chi nhánh khác tin tưởng tuyệt đối và khơng ngừng nỗ lực học tập theo.

Bên cạnh đó, thơng qua việc tài trợ vốn cho các dự án ngay từ đầu đã giúp cho Chi nhánh tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc, an toàn và tiến tới thiết lập quan hệ toàn diện với khách hàng.

2.2.5.2. Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay DAĐT theo thành phần kinh tế của Chi nhánh TP Hà Nội tại thời điểm 31/12/2012

□ Công ty TNHH □ Công ty Cổ phần □ Doanh nghiệp Nhà nước

Trong tổng dư nợ cho vay DAĐT tại Chi nhánh TP.Hà Nội thì đa số là dư nợ cho vay DAĐT đối với các doanh nghiệp Nhà nước (14.959 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 71,26%), cịn đối với Cơng ty cổ phần và TNHH thì tỷ lệ này lần lượt là 25,95% và 2,79%. Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực hiện đúng định hướng đầu tư tín dụng mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra là đẩy mạnh tài trợ vốn với khối doanh nghiệp này, Chi nhánh rất tích cực tiếp cận, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ đối với khối doanh nghiệp này. Tuy nhiên, hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn, đồng thời do quy mô hoạt động của các doanh nghiệp đa phần khá nhỏ bé (chỉ ngoại trừ một số ít các doanh nghiệp, tập đồn vốn), vốn lại thấp, khơng có tài sản để bảo đảm cho khoản vay nên Chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn.

2.2.5.3. Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề, lĩnh vực

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề tại Chi nhánh TP Hà Nội thời điểm 31/12/2012

Tính đến thời điểm 31/12/2012 thì số lượng DAĐT cịn dư nợ là 42 dự án, trong đó tập trung chủ yếu vào một số ngành như: đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản, xây dựng, dầu khí, điện.

Với tỷ trọng 38,71% trên tổng dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh thì đến

thời điểm 31/12/2012, lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các ngành, nghề, lĩnh vực đầu tư của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư đối với lĩnh vực này của Chi nhánh thường tập trung vào các dự án nằm tại trung tâm Hà Nội và các quận đang phát triển mạnh

về đơ thị hố như quận Long Biên, Hoàn Kiếm. Những khách hàng đang vay vốn đầu tư thuộc lĩnh vực này đều là những Công ty đầu tư chuyên nghiệp và có

kinh nghiệm lâu năm về về đầu tư, quản lý và khai thác dự án (như Tập đồn Vingroup.). Do đó, xét về lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản tại Chi nhánh TP Hà Nội là an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ của dự án.

Ngành dầu khí chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh (37,43%), trong đó riêng dư nợ của 2 DAĐT do Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên - Tổng cơng ty Thăm dị và khai thác dầu khí (PVEP)

trị cam kết là 200 triệu USD trong thời hạn 7 năm nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo của Dự án Phát triển mỏ Đại Hùng (Lơ 05- 1(a) thuộc bể trầm tích Nam Cơn Sơn, ngồi khơi thềm lục địa phía Nam Việt Nam, ở vùng nước sâu xa bờ) do Công ty Điều hành Thăm dị Khai thác Dầu khí trong nước thuộc PVEP là Nhà điều hành.

Dự án thứ 2 là Dự án Phát triển Lơ 67 - Cộng hịa Peru. Lơ 67 - Cộng hịa Peru nằm gần ranh giới phía Bắc của Peru với Ecuado, là khu vực khai thác dầu

khí trọng điểm, Chính phủ Peru coi như lợi ích quốc gia, được ưu tiên phát triển

và có các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí. Qua nghiên cứu đánh giá trữ lượng và hiệu quả kinh tế, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng, PVEP đã đầu tư để sở hữu 50% quyền lợi tham gia Hợp đồng Dầu khí tại

Dự án Lơ 67 - Peru. Dự án dự kiến đem lại dòng dầu thương phẩm đầu tiên trong năm 2013, sản lượng ban đầu đạt 6.000 thùng/ngày và đạt 15.000 thùng dầu/ngày vào năm 2015. Kế hoạch phát triển mỏ tổng thể sẽ đưa tổng sản lượng

đỉnh lên tới 61.000 thùng ngày vào năm 2019. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP.Hà Nội là ngân hàng duy nhất đáp ứng nhu cầu vốn vay thương mại trị giá 253,13 triệu USD trong thời hạn 7 năm cho Dự án này.

Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ trọng khá cao

trong dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh (13,87%), trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất xi măng với các khách hàng lớn như Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam với dự án Nhà máy Xi măng Hải Phịng mới, Tổng cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) với dự án Nhà máy Xi măng Cẩm Phả.

2009 2010 2011 2012

nhánh không chỉ giúp Chi nhánh hạn chế được rất nhiều rủi ro, thực hiện đúng định hướng đầu tư của NHCT là ưu tiên tài trợ vốn cho các ngành công nghiệp, xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng mà cịn góp phần rất lớn trong cơng cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Theo các chỉ tiêu định tính

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng cho vay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay DAĐT nói riêng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội ngày càng được quan tầm, chú trọng. Điều này được thể hiện qua những tiến bộ trong tất cả các mặt nghiệp vụ từ khâu nhận hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng đến khâu thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT, giải ngân và quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, từ đó khơng chỉ giúp cho chất lượng cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng được nâng cao mà cịn góp phần làm tăng uy tín, sức cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.

Quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội ngày càng được mở rộng. Dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh

trong những năm qua đã có sự tăng trưởng khá tốt và ổn định trong khi nợ quá hạn

trong hoạt động cho vay dự án tại Chi nhánh lại có xu hướng giảm, qua đó giúp cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh liên tục tăng (chủ yếu là lợi

nhuận từ hoạt động tín dụng). Mấy năm gần đây, Chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh dẫn đầu tồn hệ thống Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam về nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận, thu phí dịch vụ và chất lượng cho vay. Hà Nội đã tham gia khá nhiều dự án đồng tài trợ với các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn cũng như khác địa bàn.

Nhìn chung, xét về mặt định tính, chất lượng cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội đã có những bước tiến rất đáng khích lệ. Điều đó thể hiện qua quy mơ hoạt động của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển, dư nợ cho vay DAĐT ngày càng tăng, uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao và chất lượng thẩm định cũng như chất lượng cho vay DAĐT của Chi nhánh ngày càng được các ngân hàng bạn và các chi nhánh trong cùng hệ thống đánh giá cao.

2.3.2. Theo các chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Chỉ tiêu dư nợ

Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng nguồn dư nợ của Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2009-2012

Tỷ lệ dư nợ cho vay DAĐT /Tổng dư nợ 9,72% 17,69 %

43,25 %

Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 15.858 31.775 39.095 42.236

Dư nợ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 578 2.060 9.511 20.999

Tỷ lệ dư nợ cho vay DAĐT/Tổng nguồn vốn huy động

3,64% 6,48% 24,33% 49,70%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2009 - 2012)

Nhìn vào bảng trên cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh TP Hà Nội ngày càng có xu hướng tăng cao, qua đó cho thấy Chi nhánh ngày càng chú trọng đến hoạt động cho vay DAĐT. Việc đẩy mạnh cho vay DAĐT không chỉ giúp Chi nhánh tăng lợi nhuận và bên cạnh đó, thơng qua việc cho vay DAĐT, Chi nhánh cịn có thể mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động khi các dự án đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện để Chi nhánh tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc và an toàn.

63

Đây là một xu hướng phát triển đúng đắn mà tất cả các NHTM đang hướng đến. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu được nhiều lợi nhuận hơn các hoạt động cho vay khác thì việc cho vay DAĐT cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro hơn, do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng dư nợ của Chi nhánh ln phải được kiểm sốt ở mức độ nhất định.

2.3.2.2. Chỉ tiêu cân đối vốn

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2009-2012

Doanh số thu nợ cho vay DAĐT bình quân

(tỷ đồng)_____________________________ 857

2.25

9 9.521 23.561

Dư nợ cho vay DAĐT bình qn(tỷ đồng) 47T 1.31 9 5.785 15.250 Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 1,82 1,71 1,65 1,54 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 578 2.060 9.511 20.990

Tổng nợ quá hạn (tỷ đồng) 5,94 40,76 219,9

3

274.44 Nợ quá hạn trong cho vay DAĐT (tỷ đồng) 3,58 15.66 109.3

8

163.72 Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay

DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT

0,62% 0,76 %

1,15% 0,78%

Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng nợ quá hạn 60,29 % 38,41 % 49,73% 59,66%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Trong 4 năm gần đây, tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT thường ở mức cao (từ 120% đến 361%), trong khi đó, 2 năm gần đây, tốc độ tăng nguồn vốn huy động đã chậm lại (từ 100,37% năm 2010 giảm xuống 23,04% năm 2011 và 8,03% năm 2012), dẫn đến tỉ lệ cân đối vốn tăng mạnh trong 2 năm 2011 và 2012 (từ 6,48% năm 2010 tăng vọt lên 24,3% năm 2011 và 49,7% năm 2012. Điều đó cho thấy khả năng tận dụng nguồn vốn để cho vay DADT cải thiện đáng kể. Mặc khác, Chi nhánh có lợi thế là nguồn vốn huy động dài hạn trong những năm gần đây chiếm tỷ lệ cao hơn (tỷ trọng tỉ lệ tiền gửi trên 12 tháng năm 2011 là 43% ; năm 2012 là 60%) trong tổng nguồn vốn huy động so với vốn huy động ngắn hạn, do vậy, khả năng nguồn vốn của Chi nhánh khá dồi dào khi cho vay vốn DAĐT.

64

2.3.2.3. Chỉ tiêu về vòng quay vốn

Bảng 2.7: Vòng quay vốn DAĐT của Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2009-2012

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh có xu hướng ổn định qua các năm ở mức 1,54 - 1,82 cho thấy tốc độ ln chuyển vốn tín dụng của ngân hàng có tính ổn định.

2.3.2.4. Chỉ tiêu nợ q hạn

Bảng 2.8: Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT và tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng nợ quá hạn của Chi

Nợ xấu cho vay DAĐT (tỷ đồng) 3,24 14,83 91,31 138,5 3 Dư nợ cho vay DAĐT (tỷ đồng) 578^^ 2.060 9.511 20.99

0

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT 0,56

% 0,72% 0,96% 0,66% Tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5________________ 6,43 45,58 265,2 9 372,3 Tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5________________ 7.142 16.27 8 30.49 3 47.12 6 Tỷ lệ cấp tín dụng xấu 0,09 % 0,28% 0,87% 0,79%

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh đang có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Tuy nhiên, đây thật sự là một

65

con số rất lý tưởng mà rất nhiều NHTM đang cố gắng đạt được nhất là trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đặc biệt khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng nợ quá hạn thì tỷ trọng này trong những năm qua tại Chi nhánh vẫn đang ở mức độ khá cao. Điều này cũng dễ hiểu do thời gian cho vay đối với các dự án thường khá dài nên hoạt động cho vay DAĐT là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cả so với các hoạt động cho vay khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa phần các DAĐT do mức vay thường khá lớn, chủ đầu tư khơng có đủ tài sản để bảo đảm cho khoản vay nên đều sử dụng các tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành từ vốn vay) làm tài sản bảo đảm, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng cho vay vì nếu dự án khơng được triển khai đúng kế hoạch, khơng đi vào khai thác đúng như dự tính ban đầu thì khơng chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng mà tệ hơn, nó cịn ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu 0623 hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71)