Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic và một số yếu tố liên quan của người lao động ở một số cơ sở sản xuất tỉnh thái nguyên năm 2018 (Trang 29 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, xã hội lớn của khu vực Đơng Bắc và Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2008, Cục Y tế dự phịng và Mơi trường, Bộ Y tế đã chỉ đạo tiến hành hoạt động điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp tại 5 tỉnh/thành phố cơng nghiệp trọng điểm, trong đó có Thái Nguyên [67]. Bên cạnh các khu cơng nghệ cao, Thái Ngun vẫn cịn nhiều khu công nghiệp hoạt động với các dây chuyền cơng nghệ cũ và lạc hậu, trong đó có ngành cơng nghiệp luyện kim. Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên – phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên được xem là cái nôi của ngành luyện kim Việt Nam, đây là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép. Hai nhà máy luyện gang và nhà máy luyện thép Lưu Xá mang đầy đủ đặc thù của ngành công nghiệp luyện kim ở Thái Nguyên. Cả hai nhà máy trước đây đều nằm trong chuỗi hoạt động điều tra đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp tại năm tỉnh/thành phố công nghiệp trọng điểm. Đây là ngành sản xuất cịn phát sinh nhiều bụi silic trong q trình tạo ra sản phẩm, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của NLĐ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tình trạng mắc bệnh hơ hấp bụi phổi nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe và phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ là hết sức cần thiết.

Nhà máy luyện thép Lưu Xá có bốn phân xưởng sản xuất bao gồm: phân

xưởng nguyên liệu, phân xưởng công nghệ, phân xưởng cơ điện và phân xưởng đúc.  Phân xưởng ngun liệu: có nhiệm vụ chính là nghiền, sàng, phối liệu để

chuẩn bị cho các phân xưởng khác tiếp tục sản xuất.

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này chủ yếu là bụi sinh ra

trong quá trình bốc dỡ phân loại phế liệu, q trình nghiền, sàng ngun liệu.  Phân xưởng cơng nghệ và cơ điện: gồm lị luyện có cơng suất rất lớn, vận

hành tuần hoàn nạp liệu trên miệng và ra thép ở dưới. NLĐ có nhiệm vụ điều khiển cầu trục trộn phụ gia, chuyển ngun liệu vào lị, tháo rót kim loại nóng

chảy và tháo xỉ. Thép được tháo vào phễu, được trữ trong những thùng thép lỏng chuyên dụng và mang tới công đoạn sau.

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này là bụi và hơi khí độc

từ sắt thép phế liệu khi nạp liệu và trong quá trình nấu kim loại, q trình đốt và đổ rót. Ngồi ra NLĐ phải tiếp xúc với nguồn nhiệt rất cao.

 Phân xưởng đúc: tại đây thép được đúc thành phôi thép, sản phẩm cuối của dây chuyền luyện thép.

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh ở khu vực này là bụi, ồn, hơi kim

loại, nhiệt độ cao.

Nhà máy luyện gang có 4 phân xưởng sản xuất bao gồm: phân xưởng nguyên

liệu, phân xưởng thiêu kết, phân xưởng lò cao và phân xưởng cơ điện.

 Phân xưởng ngun liệu: có nhiệm vụ chính là nghiền, sàng, phối liệu để chuẩn bị cho các phân xưởng khác tiếp tục sản xuất.

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này chủ yếu là bụi sinh ra

trong quá trình bốc dỡ, nghiền, sàng nguyên liệu.

 Phân xưởng thiêu kết: có nhiệm vụ loại bớt lượng hơi ẩm dính, nước ngậm trong nguyên liệu, cải thiện tính chất luyện kim của nguyên liệu, làm giàu quặng sắt và luyện cục quặng vụn bằng cách nung dính.

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh ở khu vực này là bụi, bụi silic, nhiệt

độ cao, hơi khí độc, …

 Phân xưởng lị cao và cơ điện: gồm lị luyện có cơng suất rất lớn, vận hành tuần hoàn nạp liệu trên miệng và ra gang ở dưới. NLĐ có nhiệm vụ điều khiển cầu trục vận chuyển nguyên liệu vào lị, tháo rót gang nóng chảy và tháo xỉ. Gang được tháo vào phễu, được trữ trong những thùng gang lỏng chuyên dụng và mang tới công đoạn sau.

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này là bụi, bụi silic, hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic và một số yếu tố liên quan của người lao động ở một số cơ sở sản xuất tỉnh thái nguyên năm 2018 (Trang 29 - 31)