Các biến số và chỉ số của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic và một số yếu tố liên quan của người lao động ở một số cơ sở sản xuất tỉnh thái nguyên năm 2018 (Trang 33 - 40)

Biến số Loại biến Phương pháp

thu thập Chỉ số

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện thép Lưu Xá và nhà máy luyện gang, tỉnh Thái Nguyên năm 2018.

Ho Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng ho

Khạc đờm Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng khạc đờm Khó thở Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng khó thở Đau ngực Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng đau ngực

Lồng ngực Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có lồng ngực khơng cân đối Khoang liên sườn Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có khoang liên sườn bất thường Rung thanh Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có rung thanh bất thường Gõ Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có bất thường khi gõ phổi Rì rào phế nang Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có rì rào phế nang bất thường Rales phổi Nhị phân Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có rales phổi

FVC Định lượng Đo CNHH - Chỉ số Gaensler

- Tỷ lệ NLĐ có rối loạn CNHH

- Tỷ lệ các mức độ rối loạn CNHH

FEV1 Định lượng Đo CNHH

Tổn thương trên phim X-quang phổi theo ILO- 2011

Nhị phân Chụp X-quang ILO-2011

Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phổi theo phân loại ILO-2011

Mức độ tổn thương phổi theo phân loại ILO-2011

Danh mục Chụp X-quang ILO-2011

Tỷ lệ các loại tổn thương phổi theo phân loại ILO-2011

Mục tiêu 2 Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện thép Lưu Xá và nhà máy luyện gang, tỉnh Thái Nguyên năm 2018.

Nhóm tuổi Thứ hạng Phỏng vấn

Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh và có các triệu chứng theo nhóm tuổi của NLĐ và các yếu tố nguy cơ khác

Giới tính Nhị phân Quan sát

Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh và có các triệu chứng theo giới tính NLĐ và các yếu tố nguy cơ khác

Nhóm tuổi nghề Thứ hạng Phỏng vấn

Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh và có các triệu chứng theo nhóm tuổi nghề của NLĐ và các yếu tố nguy cơ khác

2.4.4. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sẽ được thu thập theo bệnh án nghiên cứu, nôi dung bệnh án nghiên cứu được xây dựng dựa trên mục tiêu và các biến số, chỉ số nghiên cứu (Phụ lục 1, phục lục 2 và phụ lục 3).

Quy trình thu thập số liệu:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị

 Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên liên hệ với lãnh đạo hai nhà máy để tiến hành nghiên cứu.

 Quan sát, tìm hiểu về quy trình sản xuất và đặc điểm MTLĐ của mỗi công ty – địa điểm nghiên cứu, chọn các đối tượng đủ điều kiện và đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Xây dựng bệnh án nghiên cứu và các biểu mẫu cần thiết cho việc ghi nhận kết quả đo chức năng hô hấp và chụp X-quang dựa trên các biến số đã xây dựng.

- Giai đoạn 2: Thu thập thông tin

 Đăng ký khám  Phỏng vấn

 Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu  Đo chức năng hô hấp

 Chụp phim X – quang phổi theo quy chuẩn của ILO

 Nộp bảng kiểm hồn thành quy trình khám về bàn đăng ký khám

 Kết thúc quy trình thu thập số liệu. Chú ý: thứ tự quy trình thu thập số liệu từ sau khi đăng ký khám có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế.

Kỹ thuật đo chức năng hô hấp bằng máy Spiro analyser:

-Ấn nút “ID”, nạp các thơng số của đối tượng bằng các phím số: tuổi (năm), chiều cao (cm), cân nặng (kg), giới tính (1 – nam, 2 – nữ), chủng tộc (race 4). Sau mỗi lần nạp thơng số, ấn phím “Enter”. Trước khi đo phải kiểm tra lại chính xác các thông số của đối tượng đã nạp vào máy, nếu sai tiến hành nạp lại.

 Ấn phím “FVC”

 Khi đối tượng đã sẵn sàng, kẹp mũi, đưa ống vào miệng qua 2 hàm răng, trịn mơi ngậm kín ống, hít thở bình thường vài nhịp qua ống theo đường miệng, khơng làm tắc ống, khơng để khơng khí thốt ra.

 Ấn phím “Start”

 Khi máy có tín hiệu tiếp nhận, u cầu đối tượng hít vào từ từ, nhanh dần đến hết sức, rồi thở ra 1 hơi thật nhanh, thật mạnh, kéo dài cho đến khi hết hoặc khi người đo nói dừng, cố gắng kéo dài khoảng 6s.

 Ấn phím “display” để xem kết quả (gồm bảng số và biểu đồ).  Ấn phím “Print” để in kết quả.

Chú ý: Khơng lấy số liệu của các đối tượng không hợp tác.

Ba phế dung đồ chấp nhận được phải theo tiêu chuẩn của ATS (hội lồng ngực Mỹ).  Phải có điểm xuất phát tốt

 Thời gian đo FVC kéo dài 6 giây

 Đảm bảo gắng sức liên tục và tốc độ cho mỗi lần đo

 Chênh lệch giữa 2 lần gắng sức tốt nhất của FVC và FEV1 không quá 5%  Thực hiện không quá 6 lần liên tục

-Kết quả đo chức năng hô hấp được ghép với số liệu trong bệnh án nghiên cứu dựa vào mã hồ sơ và họ tên của NLĐ.

Quy trình chụp X – quang bệnh phổi nghề nghiệp:

-Bước 1: hướng dẫn NLĐ đứng áp sát ngực vào tấm chắn, đứng thật ngay ngắn, mắt nhìn thẳng phía trước, 2 tay chống vào 2 bên cạnh sườn. Hai khuỷu tay bệnh nhân phải được đưa về phía trước tối đa.

-Bước 2: chỉnh khoảng cách giữa bóng X – quang và vị trí người được chụp phim là 1,5m.

-Bước 3: tia trung tâm chiếu thẳng vào đốt sống lưng thứ 5 đối với nam giới và vào đốt sống lưng thứ 6 đối với nữ giới.

-Bước 4: đặt hằng số chụp: tốc độ chụp phải đạt dưới 0,1 giây, điện thế sử dụng tốt nhất là từ 60 – 70kV tùy theo người gầy hay béo và cường độ dòng điện

dao động từ 200 – 300mA, tốt nhất là 300mA.

-Bước 5: hướng dẫn chụp bệnh nhân hít vào sâu tối đa và nín thở hồn tồn.

-Bước 6: bấm máy chụp.

Chú ý:

- Chụp phim bằng xe chụp kỹ thuật số lưu động, tiêu cự chụp chỉ đạt 1,0 m, chụp trên casette 21 x 29 cm. Sau đó, hình ảnh chụp phổi của NLĐ được lưu vào ổ cứng, sao chép sang đĩa DVD rồi đọc phim trên máy vi tính có độ phân giải màn hình 1920 x 1080 pixel bằng phần mềm MicroDicom 2.9.2 và so sánh với phim mẫu của ILO-2011 để xác định mật độ đám mờ, kích thước vùng tổn thương.

- Kết quả đọc phim được ghép với số liệu trong bệnh án nghiên cứu dựa vào mã hồ sơ và họ tên của NLĐ.

- Phân loại phim chia làm 4 loại như sau:

 Phim loại 1 – chất lượng tốt: phim chụp đảm bảo đúng kỹ thuật.

 Phim loại 2 – chất lượng phim khá: khơng có lỗi kỹ thuật nào ảnh hưởng đến việc phân loại tổn thương.

 Phim loại 3 – chất lượng đạt yêu cầu: có vài lỗi kỹ thuật, nhưng vẫn phân loại tổn thương được.

 Phim loại 4 – không đạt yêu cầu: không thể phân loại tổn thương được. - Phim chụp chuẩn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

 Phim phải có độ tương phản trắng đen rõ ràng.  Nhìn thấy lờ mờ ba đốt sống ngực phía trên.

 Hai xương bả vai phải được tách hoàn toàn ra khỏi 2 bên trường phổi.  Đầu trong của hai xương đòn phải đối xứng qua gai sau của cột sống lưng.  Vịm hồnh bên phải ngang mức đầu xương sườn thứ 6.

 Thấy được hình túi hơi dạ dày.

 Phim khơng bị cắt đỉnh phổi và khơng hụt dưới góc sườn hồnh 2 bên.

2.4.5. Sai số và cách khắc phục sai số

- Sai số nhớ lại

tra thử và chỉnh sửa phù hợp về ngôn từ. - Sai số thu thập

Cách khắc phục: thực hiện theo thường quy của Bộ Y tế quy định do các bác

sĩ, kỹ thuật viên có chun mơn đảm nhiệm. Chuẩn hóa kỹ thuật đo chiều cao, cân nặng và ghi chép.

- Sai số nhập

Cách khắc phục: kiểm tra số liệu sau mỗi lần thu thập để đảm bảo thu thập

đúng, đủ thông tin cần thiết, tập huấn cho người nhập liệu, phân tích số liệu kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ q trình nhập và phân tích số liệu.

2.4.6. Xử lí số liệu

- Số liệu được làm sạch, mã hóa và nhập vào phần mềm EpiData 3.1. - Số liệu được phân tích trên phần mềm Stata 13.0.

- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng, hình biểu thị tần số, tỷ lệ phần trăm theo từng nhóm biến cũng như trung bình ± SD hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị. Khi xem xét mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh và một số yếu tố như: giới tính, nhóm tuổi, nhóm tuổi nghề, phân xưởng làm việc, tiền sử hút thuốc lá/ thuốc lào, tiền sử mắc các bệnh hơ hấp mạn tính, tần suất sử dụng khẩu trang của NLĐ, sử dụng cả mơ hình hồi quy logistic đơn biến và đa biến để tính tỷ suất chênh OR, giá trị p < 0,05 được xem là mối liên quan có ý nghĩa thống kê.

2.4.7. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu này là một phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm

dịch tễ học phân tử, yếu tố nguy cơ và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam” – Mã số: KC.10.33/16-20 do GS.TS.

Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài, thuộc chương trình: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng” – Mã số: KC.10/16-20 đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y Hà Nội thông qua.

mẫu bệnh án nghiên cứu, thu thập, xử lý, nhập liệu, phân tích số liệu và sử dụng kết quả để viết luận văn này.

Vấn đề nghiên cứu không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như các vấn đề về khác của đối tượng. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu, đối tượng có thể từ chối tham gia ở bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo trực tiếp cho đối tượng nghiên cứu và lãnh đạo các nhà máy để có hướng xử trí tiếp theo giúp khẳng định chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic ở NLĐ, cũng như lập hồ sơ giám định sức khỏe cho NLĐ.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện gang và nhà máy luyện thép Lưu Xá, tỉnh Thái Nguyên năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic và một số yếu tố liên quan của người lao động ở một số cơ sở sản xuất tỉnh thái nguyên năm 2018 (Trang 33 - 40)