CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM I Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ Thuật 9 - Hình ảnh chi tiết (Trang 46 - 59)

III. Tiến trình bài giảng:

CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM I Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.

2. Kỹ năng: HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng.

3. Thái độ: HS biết yêu quí, trân trọng và gìn giữ các công trình văn hoá lịch sử của quê

hương, đất nước

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Sưu tầm một số ảnh về đình làng.

- Một số ảnh chụp các bức chạm khắc dân gian.

2. Học sinh: Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. Tiến trình bài giảng:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát

về đình làng Việt Nam (15ph)

GV giới thiệu vài nét cơ bản về đình làng, cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi.

I. Vài nét khái quát

HS: Nêu lên được các ý cơ bản sau khi _48_

+ Theo em đình làng là gì?

+ Đình làng thường có ở những vùng, miền nào? + Qua các thời kì, thì chạm khắc thường kết hợp với nghệ thuật nào?

+ Một số vùng, miền có đình làng thì điều đó có ý nghĩa gì?

+ Nghề chạm khắc thường làm thủ công hay máy móc?

thảo luận:

+ Đình làng là nơi thờ phượng của mỗi làng, xã

+ Đình làng có nhiều ở một số vùng ở miền Bắc và miền Trung nước ta

+ Kiến trúc đình làng thường được kết hợp với chạm khắc trang trí.

+ Đình làng có ở một số vùng, điều đó là niềm tự hào, là hình ảnh thân thuộc,

gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương.

+ Nghề chạm khắc mất rất nhiều công sức, kiên trì nhẫn nại do làm bằng thủ công.

- Đình làng là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và trang trí truyền thống của nước ta.

- Kiến trúc đình làng mộc mạc và duyên dáng. Nôi đình là niềm tự hào và luôn gần gũi, gắn bó với tình yêu quê hương của mỗi người dân.

- Những ngôi đình đẹp, nổi tiếng như: _52_

Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật (20ph)

GV gợi ý cho HS nhớ lại kiến thức lớp 8.

+ Vào thời Lê có nhiều bức chạm khắc gỗ ở các đình làng, nội dung các bức chạm khắc phản ánh những đề tài gì?

Đình Bảng (Bắc Ninh), Lỗ Hạnh (Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây)

II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng HS: Phản ánh cuộc sống đời thường của nhân dân

GV: Cách thể hiện chạm khắc đình làng thời Lê có đặc điểm gì?

GV cho HS xem một số tranh về chạm khắc

HS: Nét đặc điểm chung là: khoẻ khoắn, mộc mạc, phóng khoáng nhưng rất ý nhị, hóm hỉnh.

- Chạm khắc gỗ đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo nên cho chính họ, vì thế đối lập với chạm khắc cung đình.

Cảnh sinh hoạt đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc)

- Nội dung của chạm khắc đình làng miêu tả nhựng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của người dân.

- Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng, chính xác đã tạo nên độ nông, sâu khác nhau khiến cho các bức phù điêu đạt tới sự phong phú về hình

Hoạt động 3: Hiểu về đặc điểm của chạm khắc

mảng và hiệu quả không gian.

- Nghệ thuật chạm khác đình làng mang đậm đà tính dân gian và bản sắc dân tộc.

III. Một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng

(xem sgk trang 77)

(7’)

GV giới thiệu: Chạm khắc đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam, được người thợ chạm khắc ở làng xã sáng tạo nên. Với những nhát chạm dứt khoát, chắc tay và nguồn cảm hứng dồi dào của người sáng tạo, chạm khắc đình làng đã thể hiện được cuộc sống muôn màu, muôn vẻ nhưng rất lạc quan yêu đời của người

nông dân.

Hoạt động 4: Dánh giá – dặn dò (3’) GV nhận xét tiết học

Dặn dò:

-Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh về đình làng và chạm khắc đình làng.

- Sư tầm một số ảnh chụp về chân dung ở tạp chí, báo chí để chuẩn bị cho tiết sau

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ Thuật 9 - Hình ảnh chi tiết (Trang 46 - 59)