Đơn vị : tỷ đồng
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lợi nhuận ròng 347,5 343,055 331,499
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 của SGD I - NHCT VN)
Lợi nhuận qua ba năm gần đây nhất đã giảm, cụ thể lợi nhuận hạch toán nội bộ năm 2006 đạt 343,055 tỷ đồng, giảm 4,5 tỷ đồng so với năm 2005, xấp xĩ đạt kế hoạch NHCT VN giao. Kết quả lợi nhuận giảm so với năm 2005 là do lãi suất bình quân đầu vào tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Năm 2007 lợi nhuận giảm 11,556 tỷ đồng so với năm 2006, nguyên nhân là do nền kinh tế trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp khó khăn như: thiên tai, dịch bệnh, giá cả của một số vật tư hàng hoá thế giới tăng tạo sức ép nhiều mặt hàng trong nước tăng giá như: lương thực, thực phẩm,
xăng dầu…lạm phát ở mức cao làm cho ngân hàng khó khăn trong việc huy động và tạo sức ép tăng lãi suất của các ngân hàng trong nước.
2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự cần thiết bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mơ doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo qui định của từng quốc gia.
Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước, được qui định trong những điều kiện cụ thể và có sự thay đổi theo thời gian cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, giới hạn chỉ tiêu độ lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau theo những nghành nghề khác nhau.
Ở nước ta theo qui định số 90/2001/ND-CP ngày 23/11/2001 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo luật hiện hành có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm khơng quá 300 người.
Dù doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu như thế nào thì các doanh nghiệp này có những đặc điểm chung. Đó là:
- Quy mơ nhỏ bé, vốn hạn chế, số lượng lao động ít nên các DNN&V gặp khó khăn trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý yếu kém, cơng nghệ lạc hậu.
- Tính linh hoạt cao thể hiện ở tổ chức quản lý sản xuất, các quan hệ nội bộ dễ điều chỉnh, dễ thích ứng với biến động của nền kinh tế. Cơng tác điều hành mang tính trực tiếp và quan hệ giữa người quản lý và người lao động rất chặt chẽ.
- Sản phẩm đa dạng: Các DNN&V hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực nên các sản phẩm tạo ra ở các doanh nghiệp này cũng rất đa dạng và phong phú.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm cịn thấp do cơng nghệ lạc hậu, thủ công, tốc độ đổi mới rất chậm. Công nghệ tốt giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản phẩm với chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và
giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Ngược lại công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới làm hạn chế năng suất và số lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường, từ đó làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các DN N&V.
- Rủi ro kinh doanh cao do nguồn tài chính eo hẹp, gặp khó khăn trong việc vay vốn từ các định chế tài chính, bởi họ khơng thể đáp ứng được những điều kiện cho vay thơng thường do các ngân hàng thương mại địi hỏi. Thiếu vốn là một trong những khó khăn tài chính mà các nhà kinh doanh nhỏ và vừa phải đương đầu, tình trạng rất nguy hiểm đặc biệt khi họ tiến hành đầu tư chiều sâu, mua thiết bị mới hay dự tính mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, các DNN&V thiếu kinh nghiệm, thiếu các kỹ năng quản trụ và marketing, nguồn nhân lực trình độ thấp, cơng nghệ lạc hậu. Vì vậy mà các DNN&V phải rất cẩn thận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong q trình đổi mới, các DNN&V đóng vai trị quan trọng góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm. Chiếm hơn 97% tổng số các doanh nghiệp hiện có trong cả nước, gần 300.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các DNN&V trong nước đã thu hút, tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 3 triệu lao động, đóng góp gần 40% GDP hàng năm của cả nước. Các DNN&V đang hoạt động trong môi trường kinh tế chưa thuận lợi cả vi mơ và vĩ mơ, trong đó gặp nhiều khó khăn về cơng nghệ sản xuất kinh doanh, mơ hình quản lý, tiến độ, kỹ năng của đội ngũ lãnh đạo và tay nghề của người lao động, phương thức tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là sự hạn chế về tiếp cận thơng tin và dịch vụ tài chính, vốn đầu tư.
Theo chủ đạo của Chính phủ, đến 2010 cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được trong nền kinh tế của mỗi nước, bởi lợi ích các DNN&V mang lại về mặt kinh tế và xã hội rất lớn:
- Phát triển DNN&V nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Sản phẩm chiếm ưu thế, tuyệt đối.
- DNN&V có mặt trong nhiều nghành nghề, vì vậy một bộ phận khơng thể thiếu được của nền kinh tế của mỗi nước.
- Sự phát triển của các DNN&V góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế, xã hội của mỗi nước. Việc Phát triển các DNN&V đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, giá trị gia tăng hoặc GDP mà các DNN&V tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó cung cấp cho xã hội khối lượng hàng hoá đáng kể, thu hút lao động, tạo ra nhiều việc làm với chi phí đầu tư thấp, giảm thất nghiệp. Tạo nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập các bộ phận dân cư, tạo ra sự tăng trưởng đồng đều giữa các vùng của đất nước và cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Ngồi ra cịn khai thác, phát huy các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ các địa phương, các nguồn tài chính của dân cư trong vùng, hình thành, phát triển các nhà kinh doanh năng động, tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn.
Khi gia nhập WTO, các DNN&V có những thuận lợi như mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, nâng cao vị thế trong thương mại quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại. WTO cũng tạo ra động lực cho cải cách và phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên phần lớn các DNN&V còn thiếu kiến thức về hội nhập, về trình độ ngoại ngữ, tin học, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh cịn lạc hậu, cơng tác cải cách hành chính vẫn cịn hạn chế, bất cập. Việt Nam đứng trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế, hơn bao giờ hết, các DNN&V cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động.
2.2.3 Sự cần thiết bảo đảm tiên vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNN&V đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, lợi ích mà các DNN&V mang lại về mặt kinh tế lẫn xã hội, bảo đảm việc giải quyết nhiều mục tiêu xã hội quan trọng, việc làm, thu nhập, sự phát triển đồng đều giữa các vùng. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của các DNN&V hiện nay vẫn là thiếu vốn, trong khi tiếp cận vốn từ ngân hàng rất khó khăn. Nhìn từ phía ngân hàng thì rủi ro do các doanh nghiệp này mang lại khá lớn. Do các DNN&V thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó, với cơ quan thuế báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thưch tế nên khơng bảo đảm đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, mặt khác các doanh nghiệp thường bán hàng khơng có hố đơn, khơng tn thủ chế độ phát hành hố đơn bán hàng nên ngân hàng khơng có cơ
sở để đánh giá và quyết định việc cho vay, ngoài ra do vốn kinh doanh của doanh nghiệp ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít và khi đó ngân hàng khơng thể khơng tính đến rủi ro khi đổ vốn vào cùng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy để bảo đảm an tồn cho hoạt động của mình các ngân hàng thường yêu cầu các DNN&V phải có tài sản bảo đảm khi vay vốn.
2.3 Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SGD I - NHCT VN.
2.3.1 Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SGD I - NH CT VN.
Ngân hàng công thương là ngân hàng Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực tài trợ DNN&V, đã không ngừng đổi mới, tăng cường hợp tác vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và NHCT coi việc tài trợ cho các DNN&V là một mục tiêu quan trọng được ưu tiên hàng đầu.
Sở giao dịch I là một đơn vị lớn của NHCT VN, thực hiện chủ trương của NHCT VN luôn chú trọng đầu tư đối với các DNN&V, là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và qui mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này khơng những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an tồn hơn mà cịn phát triển các loại hình dịch vụ, góp phần làm tăng dịch vụ cho ngân hàng. Tuy nhiên kết quả cho vay đối với các DNN&V chưa đạt được tốc độ tăng trưởng là do các DNN&V thường có qui mơ nhỏ, vốn chủ sở hữu ít lại thiếu hoặc khơng có tài sản bảo đảm, trong khi cơ chế cho vay của ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có hệ số tự tài trợ trên 15% để bảo đảm an tồn vốn, do vậy SGDI rất khó khăn trong việc đẩy mạnh đối với thành phần này.
Theo báo cáo về tình hình cho vay tại SGDI - NHCT VN tổng dư nợ thời điểm 31/12/2006 dư nợ cho vay nề kinh tế đạt 2777 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng (-0,4%) so với năm 2005, đạt 90% kế hoạch NHCT VN giao. Đến 31/12/2007 tổng dư nợ cho vay đạt 3101 tỷ đồng, tăng 324 đồng so với năm 2006. Trong đó dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản năm 2006 tăng 57,92 tỷ đồng so với năm 2005, tương ứng mức tăng trưởng 5,2% so với năm trước. Đến năm 2007 tổng số cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 1395,45 tỷ đồng, tăng 229,53 tỷ so với 2006 tương ứng mức tăng 19,6%.
Qua phân tích số liệu cho thấy tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng qua ba năm 2005, 2006, 2007 thể hiện sự nỗ lực của SGD I nhằm thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN và NHCT.
Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2006 có giảm so với 2005 là do một số công ty trả nợ ngân hàng theo kế hoạch chưa vay lại như Tập đoàn BCVT giảm dư nợ cho vay 100 tỷ đồng, công ty FPT giảm dư nợ 70 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp tiến hành cổ phần hố, hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã tận dụng vốn tự có để kinh doanh, khơng vay vốn ngân hàng.
Trong q trình hoạt động kinh doanh SGDI ln tuân thủ đúng các qui định, chủ trương của Nhà nước, công tác bảo đảm tiền vay luôn được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm túc bảo đảm tăng trưởng trong an tồn.
DNN&V đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập hiện nay vai trò của DNN&V càng được quan tâm hơn, SGDI xác định đây là khách hàng tiềm năng nhưng cũng là khách hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy mà SGDI rất quan tâm đến công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các DNN&V.