Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại SGDI-NHCT VN

Một phần của tài liệu Đề tài: "Tăng cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam ” pdf (Trang 42)

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) Tổng số tỷ lệ (%) A.Tổng dư nợ 2.788 100 2.777 100 3101 100

I. Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản (DN lớn)

1.680 59,7 1.610 58 1.706 55

II. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản(DNN&V) 1.108 40,3 1.167 42 1.395 45 Trong đó 100 100 100 1. Thế chấp 548 49,4 583 50 704 50,5 - Bất động sản 94 96 101 - Quyền sử dụng đất 454 487 624 2. Cầm cố 177 16 198 17 244 17,5 3. Bảo lãnh 76 6,9 54 4,5 43 3,1 4. Hình thành từ vốn vay 307 27,7 332 28,5 404 28,9

Qua bảng số liệu, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hiện có tỷ lệ thấp hơn cho vay khơng có bảo đảm nhưng đang có xu hướng cân bằng tỷ lệ. Cho vay có bảo đảm tăng dần qua các năm 05, 06, 07 và cho vay khơng có bảo đảm giảm dần. Năm 2005 cho vay khơng có bảo đảm (DN lớn) là 1.680 tỷ đồng chiếm 59,7% tổng dư nợ, trong khi đó cho vay có bảo đảm bằng tài sản (DNN&V) là 40,3%. Đến năm 2006 con số này là 58% và 42%. Năm 2007 dư nợ 3.101 tỷ đồng cho vay khơng có bảo đảm là 55%, cịn lại 45% là cho vay có bảo đảm. Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong tầm kiểm sốt, bảo đảm an tồn, hiệu quả, SGDI đang cố gắng nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm lên 50% tổng dư nợ cho vay.

SGDI cũng đã áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản: thế chấp, cầm cố, bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trong đó cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp vẫn ln chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn một nửa tổng dư nợ cho vay có bảo đảm. Năm 2005, tỷ trọng cho vay có bảo đảm theo hình thức này là 49,9%, đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 50%, sang 2007 là 50,5%. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp là hình thức bảo đảm tiền vay phổ biến nhất mà các ngân hàng thường áp dụng đối với khách hàng là vì nó là hình thức bảo đảm phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân đặc biệt trong quan hệ vay vốn trung và dài hạn.

Tài sản dùng thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất và bất động sản, tài sản cả khách hàng và ngân hàng đều thích sử dụng để làm bảo đảm, với khách hàng khi thế chấp các tài sản này cũng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, với ngân hàng chi phí thẩm định thấp, khơng địi hỏi phải th chuyên gia thẩm định, thường là những tài sản có giá trị lớn nên khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn, hiện nay thị trường nhu cầu đất đai và nhà ở tăng cao nên tài sản này dễ mua bán.

Bảo đảm bằng tài sản cầm cố được áp dụng khi cho vay các khoản nhỏ trong thời gian ngắn, do vậy thường là các DNN&V NQD, các cá nhân, hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn tạm thời.

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chiếm tỷ trọng không lớn trên tổng cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Năm 2005 tài sản cầm cố là 177 tỷ, chiếm 16% trên tổng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đến năm 2006 tài sản cầm cố 198 tỷ đồng tương ứng 17%, sang năm 2007 tỷ lệ này 17,5%. Cho vay có bảo đảm theo thức này, ngân hàng cũng dễ dàng

xác định được giá trị tài sản, các tài sản có tính thanh khoản cao, dễ chuyển nhượng nên khi thanh lý cũng dễ dàng hơn.

Hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thường chiếm tỷ trọng thấp nhất, ngân hàng chỉ áp dụng hình thức này đối với DNN&V, làm ăn lâu dài hoặc có tài sản bảo đảm, thế chấp cho khoản vay trước đó tại ngân hàng. Cho vay theo hình thức này rất nhiều rủi ro do tài sản này được tạo nên một phần hay toàn bộ khoản vay của ngân hàng, khi khách hàng vay vốn thì tài sản này chưa hình thành nên rủi ro mất vốn của ngân hàng rất dễ xảy ra. Việc quản lý trong q trình hình thành tài sản của ngân hàng khó khăn, địi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao. Trong q trình kinh doanh, khách hàng dễ gặp rủi ro, tài sản hình thành từ vốn vay sẽ chịu ảnh hưởng và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, vì vậy ngân hàng chỉ cho vay các DNN&V QD, khách hàng có uy tín, có hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2005 tỷ lệ cho vay theo hình thức này là 6.9%, đến 2007 chỉ cịn 3.1%.

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba cũng có xu hướng tăng dần qua các năm dao động từ 27,7% - 29%.

Biểu 5: Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SGDI - NHCT VN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Cho vay có bảo đảm bằng

tài sản

1.108 100 1.167 100 1.395 100

Trong đó:

- DNN&V quốc doanh 386 34,8 618 53 697,5 50

- DNN&V ngoài quốc doanh 722 65,2 619 47 697,5 50 (Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay có bảo đảm của SGDI - NHCT VN)

Bên cạnh việc tăng dần tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các DNN&V, SGDI đang chú trọng nâng dần tỷ lệ cho vay đối với các DNN&V NQD theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHCT và NHNN, không phân biệt đối xử thành phần kinh tế.

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với DNN&V NQD giảm dần từ năm 2005 đến 2006, đến 2007 tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này bắt đầu tăng trở lại, chứng tỏ SGDI đã có cái nhìn thơng thống hơn đối với DNN&V NQD. Cụ thể:

Năm 2005 cho vay DNN&V NQD là 722 tỷ đồng, chiếm 65,2%, trong khi cho vay DNN&V QD là 386 tỷ tương ứng 34,8%. Đến năm 2006 tỷ trọng cho vay DNN&V NQD giảm từ 65,2% xuống 47%, sang 2007 tỷ trọng này tăng lên 50%.

2.3.2 Đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.3.2.1 Những kết quả đạt được

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, SGDI - NHCT đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, liên tục là đơn vị thi đua dẫn đầu hệ thống NHCT VN. Với sự nỗ lực khơng ngừng đổi mới tồn diện các mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả, lợi nhuận hàng năm luôn cao nhất trong tồn hệ thống. Với kết quả đó SGDI khơng chỉ góp phần vào sự tăng trưởng của NHCT VN mà còn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội. Được sự chỉ đạo của NHCTVN và NHNN cùng với khí thế phấn khởi vinh dự được Chủ tịch nước trao hn chương lao động hạng nhì. Sự thành cơng đó phải kể đến vai trị của bảo đảm tiền vay. Trong năm qua, với việc chú trọng công tác bảo đảm tiền vay làm cho tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm của Sở đạt ở mức cao bảo đảm hoạt động an toàn của ngân hàng, Sở định hướng trong những năm tới tỷ lệ cho vay có bảo đảm chiếm 50% tổng dư nợ cho vay.

2.3.2.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu mà Sở đạt được trong quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay thì cũng tồn tại rất nhiều hạn chế. Ngun nhân khơng chỉ do ở ngân hàng mà cịn ở khách hàng, môi trường pháp lý.

- Các tài sản dùng làm bảo đảm chưa đa dạng, chỉ tập trung vào một số tài sản nhất định. Tài sản thế chấp chủ yếu là nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản cầm cố chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu trong khi danh mục các tài sản dùng làm bảo đảm được qui định trong thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 15/05/2003 rất đa dạng và phong phú. Trên thực tế các loại tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch I rất hạn chế, chỉ bao gồm những loại tài sản thơng dụng và có tính thanh khoản cao. Điều này một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng tại SGDI, nhiều khi còn mất cơ hội đầu tư của Sở vì khách hàng khơng có tài sản bảo đảm có đủ yêu cầu của ngân hàng. mặt khác hạn chế khả năng vay vốn của các DNN&V, đặc biệt là các DNN&V NQD.

- Quy trình cho vay có bảo đảm cịn gây phiền hà cho khách hàng như hồ sơ đòi hỏi quá nhiều, thủ tục rườm rà … trong khi khách hàng có nhu cầu vay vốn càng sớm càng

tốt để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Do vậy gây cho khách hàng ngại khi vay vốn. Vì thế mà với mỗi loại hình cho vay khác nhau, tài sản bảo đảm khác nhau thì qui trình, thủ tục cho vay nên xây dựng khác nhau cho phù hợp thực tế, và linh hoạt hơn.

- Việc định giá tài sản bảo đảm tại Sở cịn nhiều khó khăn vì cịn phụ thuộc vào tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Giá trị của khoản vay sẽ được xác định dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm nên khâu định giá tài sản bảo đảm rất quan trọng. Vì vậy ngân hàng cần phải thiết lập một bộ phận chuyên định giá, cần phải có những nhà thẩm định có chun mơn về lĩnh vực tài sản đó. Nhưng hiện nay việc định giá tài sản bảo đảm tại Sở chưa được sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn nào, mà mọi quyết định của Sở đều phụ thuộc vào trình độ chuyên mơn của cán bộ tín dụng được sự phê duyệt của hội đồng tín dụng. Đây là một điều bất cập cho Sở vì trình độ của các cán bộ tín dụng trong lĩnh vực này còn hạn chế.

- Nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, đó là các DNN&V khơng có hoặc khơng có đủ điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay. Do vậy rất khó cho các doanh nghiệp này tiếp cận vốn ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự phối hợp các cơ quan ban ngành liên quan đến bảo đảm tiền vay cịn thiếu chặt chẽ và tích cực, nhiều khi cịn gây khó khăn, khơng hợp tác với cả ngân hàng và khách hàng trong việc triển khai công tác bảo đảm tiền vay. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm làm hạn chế vay vốn ngân hàng, hạn chế cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khung pháp lý có rất nhiều văn bản liên quan đến cơng tác bảo đảm tiền vay nhưng chất lượng còn nhiều điều bàn cãi vì thế chưa thực sự tạo ra mơi trường pháp lý hoàn thiện. Các văn bản hướng dẫn cịn chồng chéo, khơng có sự thống nhất giữa các bộ nghành khiến cho các tổ chức tín dụng khó có thể vận hành tốt công tác bảo đảm tiền vay. Mặc dù khung pháp lý về bảo đảm tiền vay đang được hoàn thiện dần, nhưng sự thay đổi thường xuyên của các văn bản pháp luật không tránh khỏi sự tác động đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Chương III: Giải pháp tăng cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1 Định hướng hoạt động của SGD I - Ngân hàng công thương Việt Nam

3.1.1 Định hướng chung trong hoạt động của SGD I - NHCT VN

Năm 2008, trước sự gia tăng các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn. Dưới sự chỉ đạo của NHNN và NHCT VN, Sở giao dịch I - NHCT VN đề ra nhiệm vụ trong năm tới:

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008

- Tổng nguồn vốn huy động bình quân tăng: 10% - Dư nợ cho vay đầu tư tăng : 20%

- Nợ quá hạn: Dưới 1% - Thu dịch vụ tăng: 15%

- Phát hành thẻ ATM : Đạt vượt chỉ tiêu được giao. - Lợi nhuận hạch toán tăng : 10%

Nhiệm vụ cụ thể:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư. Duy trì ổn định khách hàng gửi tiền truyền thống, chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp có thu, tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới với cơ cấu cân đối, ổn định. Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến thủ tục giao dịch nhanh chóng, chính xác an tồn. Chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ…của khách hàng để thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mại linh hoạt, phù hợp và hấp dẫn khách hàng gửi tiền, ổn định và tăng cường huy động vốn.

Thứ hai: Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm sốt, bảo đảm an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh cho vay đối với DNN &V, kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình sản xuất. Tiếp tục bổ sung tài sản bảo đảm vốn vay, nâng tỷ trọng dư nợ có TSĐB lên 50% tổng dư nợ cho vay. Nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra giám sát tín dụng và quản lý rủi ro để bảo đảm an toàn và hiệu quả tiền vay, không phát sinh nợ xấu. Tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng cũ.

Thứ ba: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ. Áp dụng linh hoạt biểu phí dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển thẻ ATM và đẩy mạnh các giá trị gia tăng cho sản phẩm thẻ.

Thứ tư: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ, trong đó tăng cưịng đào tạo tại chỗ, làm tốt cơng tác qui hoạch cán bộ, đánh giá cán bộ phù hợp với năng lực để phát huy tác dụng tốt. Xây dựng văn hoá kinh doanh cơng sở nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của NHCT VN.

Thứ năm: Tiếp tục củng cố và mở rộng màng lưới kinh doanh. Trang bị đầy đủ phương tiện làm việc phù hợp với từng nghiệp vụ trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Tích cực tìm kiếm địa điểm thích hợp để mở rộng màng lưới kinh doanh, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thứ sáu : Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt bảo đảm an tồn mọi mặt hoạt động. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, quy trình nghiệp vụ.

Thứ bảy: Phát huy vai trị lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng sinh hoạt của Đảng Bộ. Tăng cường chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể Cơng đồn, Đồn thanh niên. Phát động các phong trào thi đua với những nội dung thiết thực, tạo được bầu khơng khí đồn kết, gắn bó vì mục tiêu chung.

3.1.2 Định hướng cơ bản về công tác bảo đảm tiền vay tại SGDI - NHCT VN

- Đẩy mạnh công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, một mặt phối hợp với các cơ quan chức năng để đánh giá, thẩm định về khách hàng cũng như tài sản bảo đảm, mặt khác nắm bắt thông tin, văn bản mới nhất về bảo đảm tiền vay, thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng.

- Tiếp tục bổ sung TSBĐ, đa dạng hoá danh mục tài sản cầm cố, thế chấp, linh hoạt trong việc nắm giữ, bảo quản TSBĐ và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Nâng dần tỷ trọng dư nợ có TSBĐ lên 50% tổng dư nợ cho vay. 3.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm tiền vay bằng tài sản

3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm mở rộng cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2.1.1 Mở rộng cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với các DNN&V, nhất là đối với

Một phần của tài liệu Đề tài: "Tăng cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam ” pdf (Trang 42)