Các chủ đề STEM này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các GV phụ trách các mơn học, bất kì một sự thay đổi nào về kiến thức, về thời gian… cũng làm hưởng đến mơ hình.
1.3.4.2. Hoạt động trải nghiệm STEM
Trong các hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.
Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan như trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp.
Giáo dục STEM cịn có thể được thực hiện thơng qua sự hợp tác giữa trường phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này, sẽ kết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Các trường phổ thơng có thể triển khai giáo dục STEM thơng qua hình thức câu lạc bộ. Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh diễn ra định kỳ, trong cả năm học.
Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM cịn là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghệp thuộc các lĩnh vực STEM.
1.3.4.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác nhau thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao,…
Hoạt động này không mạng tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tịi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tổ chức tốt hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học được tổ chức thường niên.
1.4. Tổng quan về Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 1.4.1. Năng lực 1.4.1. Năng lực
1.4.1.1. Khái niệm
Khái niệm Năng lực có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận và bối cảnh cụ thể khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Theo tổ chức OECD (2002): “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”.
Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005): “Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức tạp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức”.
Theo “Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018): “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát
triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Dù có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực, do đứng từ các góc độ tiếp cận vấn đề không giống nhau, nhưng các tác giả đều đã nhấn mạnh đến tính hiệu quả trong thực hiện một hành động/ nhiệm vụ của cá nhân, trên cơ sở là các kiến thức, kĩ năng, và thái độ (tâm lý sẵn sàng hành động) của họ đối với nhiệm vụ. Đa số các ý kiến đều cho rằng “Năng lực là khả năng thực hiện, là biết làm và làm được, chứ không chỉ biết và hiểu”.
Như vậy, trong đề tài này, chúng tôi hiểu ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng một cách linh hoạt và có tổ chức tất cả những yếu tố chủ quan (kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân,…) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công việc và cuộc sống.
1.4.1.2. Cấu trúc của năng lực
Để phân biệt năng lực với những khái niệm khác cùng phạm trù, các tài liệu trong nước và nước ngoài đều thống nhất quan niệm năng lực cá nhân được bộc lộ ở hoạt động (hành động, công việc) nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong bối cảnh (điều kiện) cụ thể. Đây là đặc trưng phân biệt năng lực với tiềm năng (potential) - khả năng ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực (Hồng Hịa Bình, 2015).
Như vậy, cấu trúc của năng lực hành động gồm:
- Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và đảm bảo chính xác về mặt chun mơn (bao gồm khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng; khả năng nhận biết các mối quan hệ thống nhất trong quá trình).
- Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong cơng việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề đặt ra. Trung tâm của năng lực PP là những PP nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu.
- Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Trọng tâm của năng lực xã hội là ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức, có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột.
- Năng lực cá thể: Là khả năng suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình; phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng và thực hiện kế hoạch cho cuộc sống riêng; những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử.