Giao tiếp là hành vi mang tính xã hội, chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố lịch sự và văn hóa. Lịch sự trước hết là vấn đề văn hóa, mang tính đặc thù của từng nền văn hóa. Lịch sự trong sự tương tác được G.Yule định nghĩa là
"những phương thức được dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được thừa nhận và tôn trọng". [9, 267]
R.Lakoff nêu lên ba loại quy tắc lịch sự là: [9, 257-260]
- Thứ nhất là quy tắc lịch sự quy thức. Đó là quy tắc: Khơng được áp đặt. Quy tắc này thích hợp với những ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác có những khác biệt được nhận biết về quyền lực và cương vị. Khơng áp đặt cũng có nghĩa là khơng đưa ra mà cũng khơng dị tìm quan điểm riêng tư, tránh đả động đến những cái riêng của cá nhân, đến những vấn đề thầm kín...
- Thứ hai là quy tắc dành cho người đối thoại sự lựa chọn. Đó là quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị gần tương đương với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội. Dành cho sự lựa chọn có nghĩa là bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình có thể khơng được biết đến mà không bị phản bác hay từ chối.
- Thứ ba là quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình. Đó là quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè. Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thực sự thân mật với nhau. Trong phép lịch sự thân tình, hầu như tất cả các đề tài đều có thể được đem ra mà trị chuyện. Những người đối thoại theo phép lịch sự này thường dùng các từ xưng hô thân tộc, kể cả các biệt danh, những lời chửi thề...
G.N. Leech dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích để đưa ra sáu phương châm lịch sự là: [9, 261-262]
- Phương châm khéo léo: Giảm thiểu tổn thất cho người; tăng tối đa lợi ích cho người.
- Phương châm rộng rãi: Giảm thiểu lợi ích cho ta; tăng tối đa tổn thất cho ta.
- Phương châm tán thưởng: Giảm thiểu sự chê bai đối với người; tăng tối đa khen ngợi người.
- Phương châm khiêm tốn: Giảm thiểu khen ngợi ta; tăng tối đa sự chê bai ta.
- Phương châm tán đồng: Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người; tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người.
- Phương châm thiện cảm: Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người; tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người.
Theo Leech, mức độ lịch sự của một hành vi ở lời phụ thuộc vào ba nhân tố:
- Bản chất của hành vi.
- Hình thức ngơn từ thể hiện hành vi.
- Mức độ quan hệ giữa người nói và người nghe.
Đến khi P.Brown và S.C.Levinson cho ra đời cuốn "Politeness: Some Universals in language Usage" (1978) và sửa chữa, bổ sung vào năm 1987 thì lí thuyết về phép lịch sự mới được coi là hoàn chỉnh và nhất quán. S.Levinson đã phát triển, mở rộng nguyên tắc tôn trọng thể diện mà E.Goffman đề xướng. Lí thuyết về phép lịch sự của Brown và Levinson được xây dựng trên cơ sở khái niệm thể diện. Theo hai tác giả này thì thể diện là nhận thức về giá trị bản thân ta trong mắt mọi người, điều mà mỗi thành viên trong xã hội đều muốn có được.
C.K.Orechioni cho rằng trong một cuộc tương tác có bốn phương diện của thể diện: thể diện dương tính của người nói, thể diện âm tính của người
nói, thể diện dương tính của người nghe, thể diện âm tính của người nghe. Thể diện âm tính và dương tính là hai mặt bổ sung cho nhau chứ không phải tách biệt nhau, chúng phát huy theo lối "cộng sinh" với nhau, tức là nếu vi phạm thể diện âm tính, cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính. Trong hội thoại, các đối tác đều thể hiện mong muốn giữ được thể diện cho cả mình và người nghe. Vì vậy, khi thực hiện một hành động ở lời nào có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện bằng những hành vi mà Brown và Levinson gọi là cứu vãn thể diện hay giữ thể diện. Chẳng hạn khi chê bai một người nào đó tức là xúc phạm đến thể diện dương tính của người đó, người ta thường sử dụng đến những yếu tố làm giảm nhẹ sự xúc phạm thể diện như cách nói rào đón, nói giảm nói tránh...
Như vậy, phép lịch sự là tập hợp những phương tiện mà người nói vận dụng để điều phối các thể diện khi giao tiếp, "phải tôn trọng lãnh địa của người nhưng cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình khơng bị xúc phạm" [9,
281]. Bởi vậy, phép lịch sự là rất cần thiết và là chuẩn mực mà người nói ln
hướng tới.