Phát ngôn chê nguyên cấp là những phát ngôn chê khơng chứa động từ ngữ vi chê mà vẫn có khả năng thực hiện hiệu lực ở lời chê.
Có thể khái quát công thức chung của phát ngôn chê nguyên cấp là: X + V
trong đó, X là đối tượng bị chê – chủ ngữ của nội dung mệnh đề chê do SP1 nói ra; V là cụm từ biểu thị nội dung chê: đó là những đặc điểm, tính chất, hành động, việc làm, thái độ của một người/vật/việc nào đó mà theo SP1 là chưa tốt, chưa đạt chuẩn hoặc không phù hợp.
X của phát ngôn chê nguyên cấp biểu hiện đối tượng chê. Đối tượng chê có thể là người, là vật hoặc là việc thuộc ngơi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba nào đó. X trong mỗi trường hợp có thể khác nhau.
V trong công thức của phát ngôn chê nguyên cấp bao giờ cũng biểu hiện ý nghĩa đánh giá tiêu cực (đánh giá xấu) về sự vật đã nêu ở X.
Ví dụ:
(43) Trai trẻ gì mà mà nói năng cứ như ơng già. (44) Mày ăn nói cứ như thằng điên.
Đặc biệt, trong các phát ngôn chê nguyên cấp mà chúng tôi khảo sát được, đối với hành vi chê người khác giới, sinh viên nam và nữ thường có xu hướng nêu cả giới tính của người bị chê ra trong biểu thức ngữ vi chê. Đối với đối tượng bị chê là nam giới, mở đầu biểu thức chê sẽ là "Đàn ông đàng ang…". Ngược lại, nếu đối tượng bị chê là nữ giới, mở đầu biểu thức chê lại là "Con gái con đứa…". Kiểu chê này được dùng nhiều nhất là khi nội dung phát ngôn chê là về tính tình/nết na của đối tượng bị chê. Khi đó, người thực hiện hành vi phát ngơn chê SP1 cảm thấy những thuộc tính bị chê của SP2 là
không phù hợp, khác biệt với những chuẩn mực mà xã hội quan niệm hoặc đặt ra cho giới tính của SP2.
Ví dụ:
(45) Đàn ơng đàng ang gì mà dai như giẻ rách. Nói lẹ đi cha. (46) Con gái con đứa gì mà ăn nói thấy ghê.
2.3.1.2. Phát ngơn chê gián tiếp:
Có thể khái quát các phát ngôn chê gián tiếp trong số 250 phát ngôn chê mà chúng tôi thu thập được thành một số dạng thức như sau: