6) Các biện pháp đặc biệt:
3.1.3 Chọn sơ đồ thí nghiệm cắt
Theo Casagrande, thí nghiệm cắt đất cĩ thể thực hiện theo ba sơ đồ sau đây: - Cắt nhanh [được ký hiệu là sơ đồ UU]: ngay sau khi gia tải thẳng đứng ta tác dụng lực cắt, lực này cũng tăng nhanh sau 1-:-2 phút là mẫu đất hồn tồn bị cắt.
Như vậy cả dưới ảnh hưởng của áp lực nén và của lực cắt, nước đều khơng kịp thốt. Các thơng số sức chống cắt trong trường hợp này ký hiệu (u, Cu).
- Cắt nhanh cố kết [được ký hiệu là sơ đồ CU]: Mẫu đất ổn định dưới áp lực nén mới tác dụng lực cắt, nhưng lực cắt thì tăng nhanh. Trong trường hợp này áp lực nước lỗ rỗng đã kịp tiêu tán dưới ảnh hưởng của tải trọng nén nhưng chưa kịp tiêu tán dưới ảnh hưởng của lực cắt. Các thơng số sức chống cắt được ký hiệu là cu, - Cắt chậm [được ký hiệu là sơ đồ CD]: Gia tải thẳng đứng rồi đợi cho mẫu đất lún xong mới tác dụng lực cắt, lực này tăng rất chậm. Như vậy cả dưới ảnh hưởng của áp lực nén và của lực cắt, áp lực nước lỗ rỗng đều đã tiêu tán xong. Các thơng số sức chống cắt trong trường hợp này thường ký hiệu ’, C’, (CD, CCD).
(Các chữ cái viết tắt theo tiếng Anh: C-consolidation, D-drained, U- undrained, và unconsolidation, ghép các chữ C, D, U để chỉ các sơ đồ khác nhau). Thí nghiệm cắt chậm mất nhiều thời gian hơn, như ta đã biết đối với đất sét phải mất 2 đến 3 tuần. Tùy theo phương pháp thi cơng và xử lý nền đất yếu dưới cơng trình mà người ta chọn sơ đồ thí nghiệm sức chống cắt thích hợp.
Theo В. Д. Ломтадзе ([48] trang 382) “Đối với đất loại sét cũng như đối với đá nửa cứng, điều quan trọng là phải phân biệt độ bền thơng thường – tức thời quy ước, hoặc độ bền “tiêu chuẩn” và độ bền lâu dài. Độ bền tức thời quy ước được đặc trưng bởi cơng suất gây nên sự phá hoại của đất khi tải trọng tác dụng lên nĩ tương đối nhanh (thí nghiệm theo sơ đồ cắt nhanh UU). Độ bền tiêu chuẩn thì tương ứng với ứng suất khi chất tải tương đối chậm (thí nghiệm theo sơ đồ cắt chậm CD). Độ bền lâu dài thì được gây nên bởi ứng suất gây ra sự phá hoại của đất sau một khoảng thời gian t nào đĩ trong quá trình phát triển biến dạng, hoặc biến dạng đạt tới trị số giới hạn”. Nhằm mục đích nghiên cứu sự thay đổi sức chống cắt theo độ ẩm tự nhiên của đất nền, nên NCS chọn sơ đồ cắt nhanh UU.
Sức chống cắt của cả bốn loại đất đều được xác định cùng một phương pháp: thí nghiệm khơng nén cố kết cắt nhanh (theo sơ đồ UU) trên máy cắt phẳng kiểu ứng biến, dưới các cấp áp lực thẳng đứng P = 1,2,3 kG/cm2.
Khi mở mẫu thí nghiệm xác định các thơng số chống cắt (, C) đồng thời phải xác định dung trọng (W) và độ ẩm (w) của mẫu đất. Độ ẩm (w) được xác định ở đây là số liệu để tổng hợp vẽ các đường quan hệ W =f(w), = f(w), C = f(w) của từng loại đất.
Vì độ ẩm của các mẫu đất thay đổi theo mùa, nên khi chỉnh lý số liệu những kết quả thí nghiệm sức chống cắt được sắp xếp theo hệ thống các mẫu cĩ độ ẩm từ bé đến lớn.
Trong quá trình chọn mẫu thí nghiệm cĩ nhiều mẫu quá khơ W=(5-:- 10)% . Các mẫu này bị vỡ khi lắp vào dao vịng, khơng thể cắt chính xác trên máy cắt phẳng, nên NCS loại bỏ.
Ngồi số liệu đối với những mẫu đất được lấy ở bãi thí nghiệm, NCS cũng đã tiến hành thu thập các số liệu thống kê của các tác giả khác, các số liệu trên các cơng trình thực tế đã xây dựng hoặc lấy mẫu thí nghiệm bổ sung đối với lớp đất nghiên cứu ở ngồi khu vực rộng hơn để so sánh xem xét sự phù hợp của kết quả nghiên cứu.