1.2.1. Kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” (Hồng Phê, 2010).
Theo Từ điển Giáo dục học, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2001 thì thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa “Là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy - học nhằm nắm thông tin về trạng thái và KQHT của HS, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học” (Từ điển Giáo dục học, 2011).
Theo Trần Khánh Đức “Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thơng tin để có được những phán đốn, xác định xem mỗi người học sau khi học đã nắm được gì (kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và bộ lộ thái độ ứng xử ra sao, qua đó có được những thơng tin phản hồi để hồn thiện q trình dạy - học (Trần Khánh Đức, 2010).
Như vậy, Kiểm tra là q trình thu thập thơng tin về trạng thái và KQHT
của HS nhằm có được những thơng tin phản hồi để nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy – học.
1.2.2. Đánh giá
Theo James H. MCMillan “Đánh giá là q trình thu thập, sử dụng thơng tin để người GV có thể ra quyết định tốt hơn sau một quá trình thực hiện hoạt động dạy và học” (James H. McMillan, 1997).
Theo Trần Bá Hồnh “Đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả của cơng việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc” (Trần Bá Hồnh, 2006).
Theo Trần Khánh Đức “Đánh giá là q trình thu thập thơng tin, chứng cứ về đối tượng cần đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các thang đo hoặc các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay chuẩn mực” (Trần Khánh Đức, 2010).
Như vậy, Đánh giá là q trình thu thập thơng tin thơng qua quá trình
kiểm tra, từ đó đưa ra những kết luận nhận định, phán đốn về trình độ HS.
1.2.3. Kết quả học tập
Tác giả Lê Đức Phúc và Hoàng Đức Nhuận đã đưa ra cách hiểu về KQHT như sau: (Lê Đức Phúc và Hoàng Đức Nhuận, 1996)
“KQHT là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học.
(1). Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.
(2). Đó cịn là mức độ thành tích đã đạt của một HS so với các bạn học khác.”
Theo Nguyễn Đức Chính “KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (mơn học)” (Nguyễn Đức Chính, 2004).
Theo Trần Kiều, Trần Đình Châu “Dù hiểu theo nghĩa nào thì KQHT cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm. Với từng mơn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ” (Trần Kiều và Trần Đình Châu, 2012).
Như vậy, KQHT là mức độ đạt được của người học về kiến thức, kĩ năng
hay nhận thức của môn học.
1.2.4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THPT
Theo Trần Khánh Đức: “Kiểm tra, đánh giá KQHT là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học để tìm hiểu và chuẩn đốn (diagnostic) trước và trong q trình dạy - học (formative) hoặc sau một quá trình học tập (đánh giá kết thúc – summative) (Trần Khánh Đức, 2010).
1.2.5. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THPT THPT
* Quản lí
Tùy theo những cách tiếp cận khác nhau, khái niệm quản lí được các nhà khoa học định nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản lí được định nghĩa là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” (Nguyễn Như Ý, 1999).
Theo Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một các tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 2008).
Quản lí là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức (Phan Tấn Chí, Trần Thị Tuyết Mai và Tạ Thị Hồng Oanh, 2013).
Như vậy, Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.
* Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở trường THPT
Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT là sự tác động của CBQL đến GV và HS trong quá trình dạy học nhằm xác định mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế mà HS đã đạt được so với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học.
1.3. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THPT
1.3.1. Vị trí, chức năng của kiểm tra, đánh giá trong q trình dạy - học
* Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học
Chất lượng và hiệu quả dạy - học phụ thuộc và nhiều yếu tố trước, trong và sau quá trình dạy - học. Có thể nói rằng, q trình dạy - học sẽ đạt được kết quả tốt nếu người quản lí nhà trường và đội ngũ GV nắm vững các quy luật vận động của quá trình dạy - học và giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố cấu thành quá trình dạy - học như một chỉnh thể trọn vẹn. Với vị trí là một khâu của q trình dạy học, kiểm tra- đánh giá xác định mức độ đạt được mục tiêu của q trình dạy học và góp phần trực tiếp thúc đẩy và hồn thiện quá trình dạy học (Trần Khánh Đức, 2012).
* Chức năng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học
Những chức năng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học bao gồm: (Nguyễn Thị Bích Yến, Tạ Thị Hồng Oanh và Nguyễn Thị Thu Hương, 2013):
- Chức năng xác định
+ Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS
đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, module, lớp học, cấp học).
+ Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá.
- Chức năng điều khiển
Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân trong quá trình dạy học. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá phương pháp dạy học của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hóa phương pháp học tập. Thơng qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:
+ Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp dạy học;
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định ngun nhân thành cơng cũng như chưa thành cơng, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập; phát triển kĩ năng tự đánh giá;
+ Giúp GV và các cấp quản lí căn cứ vào những “liên hệ ngược” phản ánh từ kết quả kiểm tra, đánh giá để kịp thời có phương hướng khắc phục những yếu kém, kịp thời điều chỉnh những sai sót, lệch lạc mà HS đã bộc lộ thơng qua các hình thức kiểm tra nhằm hồn thiện q trình dạy học;
+ Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của các cơ sở giáo dục để có biện pháp phối hợp cùng nhà trường tăng cường các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
- Chức năng củng cố, phát triển trí tuệ HS
Trong q trình chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra và thi, HS phải học tập tích cực, phát huy cao độ năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của bản thân, hồn
sở đó củng cố, rèn luyện, hồn thiện những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng, đặc biệt là năng lực tư duy, sáng tạo của các em;
- Chức năng giáo dục
Việc kiểm tra, đánh giá giúp cho HS có nhu cầu, động cơ đúng đắn trong học tập; có thói quen tự giác, tích cực, tự lực huy động vốn trí thức, kĩ năng của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đồng thời mỗi HS phải có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hồn thiện học vấn của mình, ln có ý thức trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Qua kiểm tra, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tính trung thực, thẳng thắn đấu tranh chống những biểu hiện sai trái về thái độ hành vi, thói quen xấu trong khi làm bài;
Như vậy chức năng giáo dục của kiểm tra, đánh giá KQHT của HS đã thể hiện sự thống nhất giữa dạy học với giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS, thể hiện sự thống nhất giữa kiểm tra và tự kiểm tra, giữa sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, giữa dạy học và tự học.
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá KQHT
* Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá KQHT
Mục tiêu của đánh giá trong quá trình dạy - học là (Trần Khánh Đức, 2010, 2012):
- Xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ hiện có ở mỗi người học trước, trong và khi kết thúc một giai đoạn học tập.
Nhờ kiểm tra đánh giá, GV biết được trình độ người học, những điểm yếu của người học trước khi vào học.
- Thúc đẩy người học học tập, thông báo kịp thời cho người học biết tiến bộ của họ trong quá trình dạy học.
+ Trước hết là có tác dụng thúc bách người học học tập. Khơng có kiểm tra, thi cử chắc là nhiều người học “không học” thật sự.
+ Chỉ cho người học thấy họ học tốt nội dung nào; chưa tốt hoặc cần học thêm, học lại ở nội dung nào...
- Cải tiến, hồn thiện q trình dạy học
GV cần biết rõ là nội dung đã được dạy và học đủ chưa, cần bổ sung cái gì, phương pháp dạy học đã phù hợp chưa, cần hỗ trợ thêm cho người học nào, cần được giúp thêm ở nội dung nào? Muốn biết rõ những điều đó và để có những quyết định phù hợp, GV phải căn cứ vào kiểm tra KQHT.
- Xác nhận hoặc chứng nhận trình độ, năng lực của người học (đánh giá quá trình và KQHT).
Kiểm tra đánh giá nhằm khẳng định năng lực của người học có tương xứng với bằng cấp, chứng chỉ, đặc biệt là với chức năng, nhiệm vụ mà người học tốt nghiệp sẽ phải đảm nhận hay khơng.
Để chứng nhận trình độ, năng lực của người tốt nghiệp, trong kiểm tra đánh giá theo lối truyền thống lâu nay, người ta thường chú trọng kiểm tra đánh giá bằng một kỳ thi cuối khoá. Làm như vậy cho kết quả khơng chính xác. Điều quan trọng là phải xác định được một hệ thống kiểm tra đánh giá phù hợp bao gồm từ quy chế thi và kiểm tra, tiêu chí kiểm tra đánh giá, hình thức kiểm tra đánh giá, loại cơng cụ, câu hỏi thích hợp, số lượng câu hỏi, cách xác định điểm đạt, mức đạt...
* Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá KQHT
Những yêu cầu của kiểm tra, đánh giá KQHT bao gồm (Nguyễn Thị Bích Yến et al., 2013 & Trần Khánh Đức, 2010):
- Đảm bảo tính khách quan
Tính khách quan của việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của HS so với yêu cầu do chương trình qui định.
Tính khách quan của kiểm tra thể hiện:
+ Nội dung kiểm tra phải phù hợp với yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng; không thể theo ý chủ quan của người ra đề kiểm tra hay đề thi.
+ Tổ chức kiểm tra phải nghiêm minh (bí mật đề thi, kiểm tra; tổ chức coi thi, coi kiểm tra nghiêm túc).
Tính khách quan trong việc đánh giá thể hiện: + Chuẩn đánh giá đúng đắn, rõ ràng toàn diện.
+ Tổ chức chấm bài phải nghiêm minh, người chấm bài có tinh thần trách nhiệm trong việc đánh giá, tránh thiên kiến.
Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS, cần cải tiến, đổi mới các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá từ khâu ra đề, tổ chức thi, kiểm tra tới khâu cho điểm.
- Đảm bảo tính tồn diện
Kiểm tra, đánh giá KQHT của HS phải bao quát cả khối lượng và chất lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của tất cả các môn học; cả kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy, độc lập sáng tạo; cả về ý thức tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, tự lực...
- Đảm bảo u cầu phân hóa
Phân loại chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS, cần đảm bảo dải phân hóa rộng đủ cho phân loại đối tượng.
- Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
Việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS phải tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Có như vậy, GV mới thu được những thông tin ngược về KQHT của HS để từ đó có cơ sở thực tiễn kịp thời đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của HS cũng như q trình dạy học nói chung. Mặt khác, kiểm tra thường xun, có hệ thống cịn tạo nên nguồn kích thích tính tích cực học tập khơng ngừng vươn lên đạt thành tích cao trong học tập của HS.
- Đảm bảo tính phát triển
Q trình dạy học ln vận động và phát triển. Kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là một khâu của quá trình dạy học nên khi tiến hành qui trình kiểm tra, đánh giá thành tích học tập cần được xem xét theo hướng phát triển trong tương lai của HS. Điều đó có nghĩa là, khi kiểm tra, đánh giá cần nhìn chung cả quá trình trên cơ sở xem xét, đánh giá từng giai đoạn, từng khâu của hoạt động học tập, rèn luyện của các em. GV cần biết trân trọng sự cố gắng, biết đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của HS dù đó chỉ là những dấu hiệu, những mầm mống, những tia hy vọng nhỏ bé nhất là đối với những HS yếu kém.
- Đảm bảo tính khả thi
Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, nhà trường, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.
1.3.3. Nội dung kiểm tra, đánh giá KQHT
Kiểm tra, đánh giá KQHT là kiểm tra, đánh giá tồn diện trình độ, năng lực của HS theo mục tiêu chương trình mơn học, do đó cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng môn học, bài học (Trần Thị Hương, 2012). - Về kiến thức: kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức HS gồm (Trần Khánh Đức, 2010, 2012 & Trần Thị Hương, 2012).
+ Biết: Có thể nhắc lại một định luật, nói lại, mơ tả các thuộc tính, tính